Tìm Hiểu Các Hình Thức Hợp Tác Kinh Doanh

Trong cuộc sống có một câu nói: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”. Đây là một triết lý về sự đoàn kết tuyệt vời. Hiện nay, việc mở rộng quy mô kinh doanh không phải là điều dễ dàng. Cho nên các doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức hợp tác kinh doanh. Nhằm mục đích sử dụng nguồn vốn của nhà đầu tư để phát triển sản xuất kinh doanh. Từ đó nâng cao doanh thu, lợi ích của hợp tác kinh doanh của các bên.

Vậy cơ hội hợp tác kinh doanh là gì? Cần lưu ý những gì khi tham gia hợp tác kinh doanh? Để hiểu rõ hơn, bạn hãy xem chi tiết bài viết sau đây. 

1. Hợp tác kinh doanh là gì?

Quan hệ hợp tác kinh doanh là việc xây dựng các mối quan hệ chiến lược thành công, lâu dài giữa các nhà đầu tư. Dựa trên những thông lệ tốt nhất và lợi thế cạnh tranh bền vững để kinh doanh thu lợi nhuận. Hiện nay, hợp tác kinh doanh được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như hùn vốn, góp vốn với các thành viên khác trong công ty,đầu tư cổ phiếu…

Mối quan tâm số một khi nắm bắt cơ hội hợp tác kinh doanh đó là lợi ích của hợp tác kinh doanh. Bao gồm tính minh bạch trong cách chia lợi nhuận và chịu trách nhiệm khi thua lỗ. Để mọi thứ minh bạch, rõ ràng, các bên cần trang bị kiến ​​thức pháp luật khi tiến hành kinh doanh để bảo vệ lợi ích của mình.

Hợp tác giúp bạn có thêm người đồng hành trên con đường khởi ngiệp

Hợp tác giúp bạn có thêm người đồng hành trên con đường khởi nghiệp

2. Các hình thức hợp tác kinh doanh

Theo pháp luật hiện hành, có hai mô hình hợp tác kinh doanh dành cho doanh nghiệp: hợp tác thông qua thỏa thuận hợp tác kinh doanh (BCC) và hợp đồng liên doanh.

2.1 Các hình thức hợp tác kinh doanh: không thành lập pháp nhân mới

Cơ hội hợp tác kinh doanh mới không thành lập pháp nhân mới dựa trên thỏa thuận hợp tác kinh doanh. Theo Điều 3, Khoản 14 Luật Đầu tư 2020 thì “Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là Thỏa thuận BCC) là thỏa thuận về hợp tác kinh doanh, phân chia, phân phối lợi nhuận được ký kết giữa các nhà đầu tư và phân phối hàng hóa theo quy định của luật.”

2.2 Các hình thức hợp tác kinh doanh: thành lập pháp nhân mới

Mô hình hợp tác kinh doanh để thành lập pháp nhân mới chính là thỏa thuận hợp đồng liên doanh. Đây là hình thức hợp tác hai hoặc nhiều bên xây dựng công ty liên doanh hoặc sự liên kết với tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập liên doanh mới tại Việt Nam.

3. Một số điều lưu ý khi nắm bắt cơ hội hợp tác kinh doanh

Dù công ty của bạn lớn hay nhỏ, bạn cũng nên lưu ý những điểm sau khi tăng vốn cho công ty của mình để hạn chế những rủi ro không đáng có:

3.1 Có ý tưởng kinh doanh rõ ràng và kế hoạch rõ ràng

Nếu muốn tìm đối tác, trước tiên bạn nên phát triển ý tưởng kinh doanh. Xây dựng kế hoạch thực hiện rõ ràng theo từng bước phù hợp với tình hình thực tế và các hình thức hợp tác kinh doanh. Đối tác sẽ đầu tư của bạn cảm thấy ý tưởng của bạn hay, tích cực, có lợi nhuận.

Các hình thức hợp tác kinh doanh dựa trên quy định của pháp luật

Các hình thức hợp tác kinh doanh dựa trên quy định của pháp luật

3.2 Chọn người hợp tác kinh doanh có kinh nghiệm, chung chí hướng

Khi bạn đã có ý tưởng bạn cần quan sát xem ai là người có quan điểm kinh doanh với mình. Khi tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, phải chọn người phù hợp với mình. Tránh hợp tác với người có tính nóng nảy, không có tinh thần trách nhiệm. Bạn cần tìm người có kiến thức sâu rộng, giàu lòng nhiệt huyết, hiểu ý nhau. Như vậy, bạn có thể hạn chế xảy mâu thuẫn, gây bất hòa trong công việc. 

3.3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Để tạo niềm tin lẫn nhau và đảm bảo sự công bằng lợi ích của hợp tác kinh doanh cho đôi bên, thì cần thống nhất với nhau soạn thảo ra một bản hợp đồng. Trong đó quy định rõ các nguyên tắc làm việc, số vốn góp chung, các quy tắc nghiêm ngặt trong quá trình làm việc và phân chia lợi nhuận rõ ràng. Đồng thời nêu rõ trách nhiệm của các bên.

3.4 Phân công trách nhiệm, nguyên tắc tham gia hợp tác kinh doanh

Khi đã có cơ hội hợp tác kinh doanh, bạn phải có trách nhiệm, nghiêm túc với công việc. Mỗi thành viên đều phải đề xuất ý tưởng xây dựng kế hoạch, phương hướng kinh doanh một cách cụ thể:

 – Tùy theo các hình thức hợp tác kinh doanh có sự phân chia công việc cho từng cá nhân. Người đó phải đảm bảo hoàn thành công việc được giao. Từ đó mới có thể cùng nhau phát triển. Chú ý, có thể đóng góp ý kiến cho công việc của người khác đang phụ trách. Tuy nhiên, bạn không mặc định người đó phải làm theo ý kiến của mình. 

– Luôn động viên lẫn nhau trong công việc và tránh phàn nàn, bực bội hay làm nản lòng đồng nghiệp. 

– Khi có sai sót, khó khăn phát sinh, mọi người phải cùng nhau ngồi lại bàn bạc, giải quyết. Tránh tranh cãi, đùn đẩy trách nhiệm.

– Phải biết lắng nghe, nhất là ý kiến của ng hợp tác với mình. Nếu không hài lòng, vui lòng trả lời với lý do thuyết phục nhất.

– Sử dụng tư duy và logic để giải quyết công việc và xử lý mọi tình huống một cách hợp lý và bình tĩnh.

– Khi có nhiều đối tác, nhiệm vụ và lợi ích cần được phân chia rõ ràng, tránh tình trạng chia rẽ cục bộ, xung đột không ổn định. 

3.5 Cách phân chia lợi nhuận

Bạn và đối tác phải thống nhất rõ ràng về tỷ lệ chia sẻ lợi nhuận ngay từ ban đầu. Để hai bên cùng hưởng lợi và không cạnh tranh lẫn nhau. Lợi nhuận có thể được phân chia giữa các bên theo tỷ lệ số tiền góp và cổ phần của họ.

Hợp tác kinh doanh cần tính minh bạch, rõ ràng

Hợp tác kinh doanh cần tính minh bạch, rõ ràng

Ngoài ra, nếu bạn muốn rút tiền như một phần của liên minh kinh doanh, vui lòng thông báo trước cho đối tác. Xây dựng kế hoạch đối phó/giải quyết khi có tình huống bất ngờ xảy ra. 

Trong bài viết trên, Braintalent đã cung cấp thông tin về các mô hình hợp tác kinh doanh và một số điều cần cân nhắc. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để lựa chọn đối tác phù hợp. Mang lại lợi ích tốt nhất cho kế hoạch kinh doanh của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

© 2022. BẢN QUYỀN THUỘC VỀ BRAINTALENT