
Thực Trạng Và Hậu Quả Của Việc Áp Lực Học Tập Ở Việt Nam
Hiện nay tình trạng trầm cảm ở Việt Nam ngày một tăng cao. Phần lớn ở đó chính là lớp thanh viên trẻ và đặc biệt là học sinh, sinh viên. Một trong những nguyên do chính dẫn đến tình trạng này đó chính là áp lực học tập mà các em đang gánh phải. Để có một góc nhìn toàn cảnh hơn về vấn đề này hãy cùng nhau điểm qua thực trạng cũng như là hậu quả của áp lực học tập ở Việt Nam.
Áp lực học tập là gì?
Vậy áp lực học tập là gì? Áp lực học tập không chỉ xoay quanh điểm xoay quanh điểm số mà còn hơn thế nữa. Chúng không chỉ xuất phát từ ngôi trường của trẻ mà đến từ cả gia đình, bạn bè, người thân,… Áp lực học tập có thể xuất hiện từ:
- Áp lực đồng trang lứa
- Áp lực với những con điểm
- Sự kỳ vọng của bạn bè, giáo viên hay chính gia đình
- Áp lực với khối lượng kiến thức quá nhiều, quá dồn nén.

Thực trạng của áp lực học tập ở Việt Nam
Hiện nay, đối với các em học sinh thuộc khối lớp 1-12 phải học tổng cộng từ 9 đến hơn 13 môn học mỗi năm. Tuy nhiên việc học tập của phần lớn học sinh không dừng lại ở đó. Các em thông thường còn phải tham gia các lớp học thêm ngoài giờ để bổ sung khả năng ngoại ngữ, tính toán,… Và lại tiếp tục làm bài tập về nhà vào buổi tối. Không ít phản ánh đến từ phụ huynh hay chính các em học sinh về tình trạng đến hơn 12 giờ khuya các em mới có thể lên giường đi ngủ. Và rồi ngày mai 6 giờ sáng lại phải thức dậy để chuẩn bị cho 7 giờ vào lớp.
Có thể thấy với độ tuổi dưới 18 là tuổi cho các em vừa chơi vừa học. Nhưng thực tế thời gian chơi mà các em nhận được chưa bằng được một nửa thời gian học. Việc số lượng môn đã nhiều vậy mà môn nào các em cũng phải đạt được điểm số cao toàn diện mới được tuyên dương. Ngoài ra những xích mích bạn bè như bị nói xấu, tẩy chay,… Hàng loạt các tình huống mà con không thể chia sẻ cùng cha mẹ. Đây chính là áp lực việc học, mầm móng cho các bệnh tâm lý ở trẻ em.
Theo số liệu thống kê vào tháng 6/2023, gần 80% học sinh và sinh viên đang đối mặt với áp lực học tập. Con số này chủ yếu nhiều nhất ở độ tuổi từ 12-18. Tương đương với các em trung học cơ sở đến trung học phổ thông.

Hậu quả của việc áp lực học tập ở Việt Nam
Thực trạng áp lực học tập ở Việt Nam như thế nào chắc mọi người cũng đã nắm rõ. Tuy nhiên thứ đáng sợ hơn chính là những hệ quả mà nó để lại. Những áp lực việc học để lâu dài sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của các em. Nhất là khi các em vẫn đang trong giai đoạn khôn lớn. Đây là lúc tinh thần của trẻ nhỏ dễ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực nếu như không có sự hỗ trợ của bố mẹ. Một số hậu quả của việc áp lực học tập ở Việt Nam mà bạn không thể bỏ qua như:
- Rối loạn lo âu
- Rối loạn giảm chú ý/ tăng động (ADHD)
- Trầm cảm
- Rối loạn liên quan đến căng thẳng
- …
Nếu như tình trang tâm lý của trẻ đã đến các giai đoạn nói trên thì bắt buộc cha mẹ phải can thiệp với sự tư vấn của bác sĩ. Tuy nhiên không chỉ sức của tinh thần mà cả thể chất của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Ví dụ như sức đề kháng của trẻ ngày một yếu, không thể tập trung,…
Theo một số liệu năm 2022, gần 15 triệu người Việt Nam mắc các chứng bệnh về tâm lý. Trong đó số lượng trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%. Và có đến 6,3% trẻ có ý định tự tử, 4,6% trẻ lập kế hoạch tự tử và hơn 5,8% trẻ cố gắng tự tử.

Một số câu hỏi thường gặp
Vậy biểu hiện của áp lực học tập là gì? Đâu là biện pháp phòng ngừa hiệu quả? Hãy cùng điểm qua một số câu hỏi thường gặp về áp lực học tập và lời giải đáp cùng BrainTalent nhé!
Biểu hiện của trẻ đang gặp áp lực học tập
Vậy làm sao để phụ huynh nhận biết trẻ đang gặp áp lực việc học? Dấu hiệu của áp lực học tập là gì? Phụ huynh có thể điểm qua một vài biểu hiện phổ biến sau đây. Nếu như trẻ có từ 2 dấu hiệu trở lên thì cha mẹ nên dành nhiều sự quan tâm cho con hơn.
- Mất ngủ
- Đau bụng
- Nôn ói
- Đau đầu
- Sức khỏe về thể chất cùng đề kháng suy giảm. Bé dễ mắc bệnh hơn.
- Không thể tập trung
- Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều

Biện pháp phòng ngừa
Bên cạnh những cách như như tăng thời gian vui chơi cùng con, cho con tham gia hoạt động thể thao, thì sau đây biện pháp phòng ngừa áp lực việc học cho các bé mà cha mẹ có thể tham khảo:
Hướng dẫn con cách đối mặt với áp lực và cách chia sẻ cùng phụ huynh
Áp lực là một việc không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Vậy nên chúng ta chỉ nên hạn chế các áp lực học tập cho con quá mức con chịu đựng. Ngược lại, phụ huynh tuyệt đối không nên bao bọc con quá mức. Việc này sẽ khiến cho con không đủ mạnh mẽ và gặp nhiều khó khăn hơn khi trưởng thành.
Thay vào đó chúng ta có thể dạy con cách đối mặt với áp lực. Hoặc nếu như gặp điều gì quá khó khăn không thể xử trí được thì có thể tìm đến ba mẹ như một nơi để tâm sự và tìm được lời khuyên phù hợp.
Lựa chọn các lớp học thêm phù hợp
Đôi lúc học thêm là một điều không thể hoàn toàn loại bỏ khỏi cuộc sống người Việt Nam. Vậy thì thay vào đó, tại sao phụ huynh không chủ động tìm những lớp học thêm phù hợp với sức khỏe và trình độ của con. Một số tiêu chí mà bậc cha mẹ có thể tham khảo như:
-
- Có thể học tại nhà để tiết kiệm thời gian đi lại. Cho con thêm thời gian nghỉ ngơi.
- Giáo trình học khoa học. Không dồn nén kiến thức quá nhiều khiến con bị quá tải.
- Kết hợp phương pháp vừa chơi vừa học. Giúp con tìm thấy được niềm vui trong kiến thức.
Nếu như phụ huynh đang tìm kiếm một khóa học đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên thì khóa học Toán Tư Duy Online tại BrainTalent chính là sự lựa chọn hoàn hảo. Chúng tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm với hơn 95% phụ huynh hoàn toàn hài lòng với kết quả tiến bộ của con em. BrainTalent chính là nơi để các bậc cha mẹ có thể gửi gắm niềm tin và là nơi để trẻ thể hiện được khả năng của bản thân.

Tổng kết
Trên là một số thông tin về thực trạng cùng hậu quả của việc áp lực học tập ở Việt Nam. Mong là những kiến thức được chia sẻ sẽ giúp cho cha mẹ hiểu hơn về con mình đồng thời tìm ra cách nuôi dạy con phù hợp nhất. Và mọi thông tin chi tiết về khóa học Toán Tư Duy Online, xin vui lòng liên hệ với BrainTalent để được tư vấn hoàn toàn miễn phí và nhận ưu đãi ngay trong ngày hôm nay nhé!