Bản hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân hoặc hợp đồng thỏa thuận hợp tác kinh doanh là một trong những chủ đề rất được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai sắp bước vào một thương vụ hợp tác và cần những hợp đồng để thỏa thuận và ràng buộc pháp lý. Vậy biên bản thỏa thuận hợp tác kinh doanh có những điểm quan trọng nào? Biên bản ghi nhớ hợp tác kinh doanh cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!
Hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân là gì?
Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn được gọi là hợp đồng BCC – được quy định rõ ràng trong Luật Đầu tư 2020. Đây cũng một là một loại hợp đồng hợp tác được quy định tại Bộ Luật Dân Sự 2015. Và chiếu theo quy định của pháp luật, hợp đồng hợp tác được hiểu chính là sự thỏa thuận giữa giữa cá nhân hoặc pháp nhân về việc góp tài sản, góp nhân lực hoặc nhìn chung là về việc hợp tác để sản xuất hoặc kinh doanh.
Trong việc hợp tác này thì các bên sẽ cùng hưởng lợi và cùng chịu các loại trách nhiệm với nhau. Hợp đồng hợp tác sẽ được lập thành văn bản và mỗi bên giữ một bản để ràng buộc về mặt pháp lý khi có vấn đề xảy ra. Cũng theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 thì hợp đồng hợp tác kinh doanh còn được quy định là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh để phân chia lợi nhuận và phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân là một hình thức đầu tư được pháp luật quy định và trên cơ sở các bên sẽ cùng góp vốn lại với nhau và cùng tham gia quản lý. Bên cạnh đó là cùng chịu các loại rủi ro và hưởng các kết quả thu được.

Tuy nhiên, việc hợp tác kinh doanh sẽ không được lập thành một pháp nhân nào
Phân loại hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh hiện nay được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa theo cách thức phân chia lợi nhuận và quy định của kế toán. Hợp đồng sẽ được phân chia thành những dạng như sau
Dựa theo hình thức phân chia lợi nhuận
- Hợp đồng thỏa thuận chia doanh thu sản phẩm trước thuế
- Hợp đồng thỏa thuận chia lợi nhuận sau thuế dựa
Theo quy định của Luật Kế toán
- Hợp đồng hợp tác theo hình thức tài sản đồng kiểm soát: Tài sản do các bên tham gia hợp tác kinh doanh sẽ được đồng kiểm. Bên cạnh đó là thực hiện mục đích mang lại lợi nhuận cũng như giá trị cho chính hợp đồng đó. Tài sản đồng kiểm sẽ được thể hiện trên chính báo cáo tài chính trong phần ghi tài sản được hưởng.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát: Các bên sẽ không thành lập cơ sở kinh doanh mới. Theo thỏa thuận của hợp đồng, về nghĩa vụ và quyền của các bên sẽ do các chủ thể tự thỏa thuận với nhau.
Dựa theo chủ thể, hợp đồng hợp tác kinh doanh có thể được phân chia thành
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai cá nhân.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa pháp nhân và cá nhân.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân
Đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân
Sau khi đã tìm hiểu được về phân loại và khái niệm của loại hợp đồng này, các bạn cũng cần phải lưu ý đến đặc điểm của loại hợp đồng này để có được sự nhìn nhận một cách đa chiều nhất. Hợp đồng BCC cũng là một loại hợp đồng thuộc về dân sự.
Chính vì vậy, hợp đồng này sẽ sở hữu đầy đủ những đặc điểm của một loại hợp đồng dân sự. Cụ thể, những đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ bao gồm những yếu tố như sau:
Đối tượng của hợp đồng chính là các thỏa thuận và các cam kết dành cho cả hai bên. Sau khi hợp đồng đã có hiệu lực thì các bên bắt buộc phải tuân thủ và thực hiện đúng như những quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng phải được lập thành văn bản. Đây chính là một cơ sở và căn cứ pháp lý để xác định về nghĩa vụ và quyền của các bên chủ thể. Hợp đồng được lập thành văn bản thì mới phát sinh hiệu lực.
Trong quá trình hợp tác, các bên phải tiến hành góp vốn về góp tài sản để thực hiện đúng như những thỏa thuận ban đầu. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên sẽ được hưởng phần trăm lợi nhuận theo thỏa thuận. Nếu như phát sinh lỗ, số tiền lỗ sẽ do các bên chủ thể gánh chịu dựa theo phạm vi đóng góp tài sản như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng BCC chính là một loại hợp đồng song vụ. Các chủ thể trong hợp đồng BCC sẽ luôn tồn tại độc lập, không cần phải thành lập pháp nhân chung trong quá trình mà hai bên hợp tác. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc các bên độc lập trong việc hoạt động theo vốn đầu tư ban đầu của mình.

Bên cạnh đó là tự chịu trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của chính mình
Lời kết
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những khía cạnh của hợp đồng hợp tác kinh doanh cá nhân. Và nếu như bạn đang tìm kiếm cho mình một mô hình nhượng quyền có đầy đủ những quy trình và được hướng dẫn cặn kẽ từ A đến Z. Bên cạnh đó là đảm bảo lợi nhuận với một mô hình kinh doanh giáo dục đầy kinh nghiệm và có chỗ đứng tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, hãy liên hệ ngày hôm nay với Braintalent để được tư vấn sớm nhất bạn nhé!