Tâm lý của con trẻ khi đi học Mầm non ngày đầu tiên

Những ngày đầu đi học, thường thì những đứa trẻ sẽ gặp khá nhiều trở ngại. Có thể những lý do như thay đổi môi trường như trường lớp, thầy cô, bạn bè hay nề nếp ăn ngủ… Một trong những trở ngại lớn có thể gặp ở trẻ đó là tâm lý lo sợ khi cha mẹ không ở bên cạnh. Nếu sự sợ hãi này của bé trở nên trầm trọng hơn thì chắc chắn xuất hiện bệnh mắc chứng rối loạn lo âu ở trẻ. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến trầm cảm, rối loạn tăng động và giảm chú ý trong học tập. Chính vì vậy, hãy để Brain Talent giải đáp cho cha mẹ những vấn đề khi trẻ bị sốc tâm lý ngày đầu, không muốn đi học mẫu giáo.

Tâm lý của con trẻ khi đi học Mầm non ngày đầu tiên
Tâm lý của con trẻ khi đi học Mầm non ngày đầu tiên

Tâm Lý Của Trẻ Ngày Đầu Đi Học Mẫu Giáo

Đối với trẻ trong độ tuổi Mầm non, thời điểm đến trường luôn mang đến những trăn trở cho bậc cha mẹ. Hãy cùng Brain Talent tìm hiểu về tâm lý của trẻ ngày đầu đi học:

Tâm lý đi học của trẻ trong độ tuổi Mầm non từ 2 – 3 tuổi

  • Đây là giai đoạn vàng để trẻ phát triển nhân cách.
  • Phần lớn trẻ sẽ nhìn hành động, cảm xúc của người lớn để bắt chước và thể hiện bằng những hành động với đồ vật. Do đó hoạt động chủ đạo ở tuổi này là hoạt động với đồ vật. Các loại hành động với đồ vật:
  • Hành động thiết lập các mối tương quan (chén – muỗng, ghế – bàn,..)
  • Hành động công cụ (muỗng để xúc cơm trong chén, bút để vẽ lên giấy,…)
  • Trẻ vẫn chưa có đầy đủ kinh nghiệm để phân biệt sự khác nhau giữa thực tế và điều không có thật. Trẻ tin rằng những gì trẻ nhìn thấy thì đều tồn tại.
  • Trẻ hoạt động hiệu quả nhất với đồ thật, vật thật. Sự hướng dẫn của giáo viên cần chính xác tuyệt đối.
  • Giai đoạn mới chớm của tuổi khủng hoảng. Hình thành cái tôi rõ rệt.

Tâm lý đi học của trẻ trong độ tuổi Mầm non từ 3 – 4 tuổi

  • Ở giai đoạn này trẻ xuất hiện một mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập đang phát triển mạnh và một bên là khả năng, kinh nghiệm còn quá non yếu của trẻ. Tình trạng trẻ em luôn đòi hỏi “Để con tự làm” còn người lớn thì luôn “Cấm không được làm”. Điều này đã dẫn đến những mâu thuẫn giữa trẻ và người lớn. Để giải quyết mâu thuẫn này, trẻ phải tìm đến một hoạt động mới: Hoạt động vui chơi mà thực chất là trò chơi đóng vai theo chủ đề (ĐVTCĐ ).
  • Hoạt động vui chơi chiếm vị trí ưu thế và giữ vai trò chủ đạo. Điều này để thoả mãn tâm lý của trẻ, từ đó bắt đầu hình thành nhân cách.
  • Cần hướng dẫn trẻ quan sát cuộc sống xung quanh. Ba mẹ cho trẻ tiếp xúc rộng dần với sinh hoạt xã hội. Hướng dẫn cho trẻ những hành động với đồ vật như người lớn vẫn làm. Đặc biệt là hỗ trợ giao tiếp với xung quanh tuỳ theo cương vị và chức năng xã hội của mỗi người. Ba mẹ hãy tạo cơ hội cho trẻ thiết lập những mối quan hệ xã hội.
  • Phát triển tình cảm, cảm xúc (thể hiện qua trò chơi).
  • Hình thành sự ý thức về bản thân (ý thức giữ vệ sinh cá nhân).

Tâm lý của trẻ trong độ tuổi từ 5 – 6 tuổi

  • Hoàn thiện hoạt động vui chơi và sự hình thành xã hội trẻ em.
  • Vào cuối tuổi mẫu giáo nhỡ và lớn của con. Lúc này, cá tính của trẻ đã bắt đầu bộc lộ rõ rệt, mỗi em có mỗi tính cách. Do đó trẻ cần phải lựa chọn bạn “tâm đầu ý hợp” với mình.
  • Trong hoạt động vui chơi, trẻ đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú với các bạn cùng chơi: một xã hội trẻ em được hình thành (tổ chức hoạt động nhóm).
  • “Xã hội trẻ em” này còn khác xa so với xã hội người lớn. Hợp rồi tan, tan rồi hợp, thực và chơi, chơi và thực. Đó chính là nét độc đáo của cái xã hội trẻ em. Nhưng chính những mối quan hệ xã hội đầu tiên trong nhóm bạn bè này lại có một ý nghĩa lớn lao đối với cả đời người sau này.
  • Tự đưa ra ý kiến của bản thân.
  • Giáo viên cần giải thích rõ ràng, không can thiệp quá sâu vào hoạt động vui chơi của trẻ.
Tâm lý của con trẻ khi đi học Mầm non ngày đầu tiên
Tâm lý của con trẻ khi đi học Mầm non ngày đầu tiên

Biểu hiện tâm lý của trẻ khi đi học mầm non lần đầu

Trẻ chưa trưởng thành còn phải lệ thuộc vào bố mẹ nên thường sẽ cảm thấy lo sợ, sợ bị tổn thương cơ thể, sợ tội lỗi, sợ bị phạt, sợ phải xa bố mẹ.

Thường những đứa trẻ không chấp nhận ở xa bố mẹ để đi sang một môi trường mới. Khi mà trước đó trẻ đã được nhận đủ tình thương, che chở, chiều chuộng khi ở nhà cũng như khi ở trong môi trường mầm non. Nếu môi trường hoạt động mới trở thành một mối đe dọa thì trẻ sẽ truyền cảm xúc giận dữ của mình về phía bố mẹ.

Khi đó bố mẹ có thể sẽ nghĩ rằng trẻ không ngoan, không còn nghe lời như trước, từ đó gây ra sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.

Lúc đó trẻ giận dữ bằng những phản ứng khá tiêu cực chẳng hạn như khóc lóc, la hét, ăn vạ. Về mặt tâm lý thì ở độ tuổi này có những biểu hiện như trên là hoàn toàn bình thường. Thế nhưng nếu cứ để xảy ra liên tục trong khoảng thời gian dài thì đó có thể là nguy cơ của bệnh lo âu tuổi nhỏ. Hay đó cũng có thể chính là sự mong muốn thỏa mãn cái tôi, đòi hỏi, bắt buộc cha mẹ phải chiều chuộng hoặc đáp ứng nhu cầu mong muốn của trẻ. Nếu không được thỏa mãn và đáp ứng đúng cách thì khả năng cao là trẻ sẽ có những phản ứng tiêu cực gia tăng hàng ngày.

Những Biểu Hiện Thường Gặp Khi Trẻ Bị Sốc Tâm Lý Ngày Đầu Đi Học Mẫu Giáo

Rất nhiều gia đình hiện nay đã cho con đi học trước chương trình. Điều này để con có cơ hội được chọn vào lớp và trường tốt… Tuy nhiên sự khác biệt với đặc điểm về tâm sinh lý ở trẻ khiến cho trẻ khó thích nghi. Nguy hiểm hơn trẻ trở nên lo sợ hơn vì không đáp ứng được mong muốn của cha mẹ.

Đây là một nhóm triệu chứng có liên quan đến nhiều trạng thái khác nhau. Trong đó điển hình như lo lắng quá mức, mất tập trung chú ý hay sợ hãi. Trẻ không chịu đi học kéo dài, chỉ muốn ở nhà với người có quan hệ gắn bó thân thiết, bám níu bố mẹ, khó hòa nhập trong môi trường mới. Trẻ thường sẽ có biểu hiện rối loạn giấc ngủ: đòi mẹ hay người có quan hệ gắn bó thân thiết nằm bên cạnh cho đến khi đã ngủ, biểu hiện sợ bóng tối, khó ngủ hay có thể là gặp ác mộng…

Với tình trạng trên nếu như không được cải thiện sớm thì trẻ sẽ thiếu đi sự tự tin, nhút nhát, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh mình. Trẻ sẽ dần dẫn đến tình trạng không có bạn chơi cùng.

Phụ Huynh Cần Làm Gì Khi Trẻ Gặp Bất An, Sốc Tâm Lý Ngày Đầu Đi Học

Điều quan trọng là cha mẹ phải phát hiện sớm và coi đó là một căn bệnh rối loạn. Nhiều phụ huynh rất ít khi quan tâm và cứ nghĩ rằng đó chỉ là một dạng lo âu bình thường làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ ở độ tuổi đó. Việc điều trị cho trẻ bị rối loạn lo âu cần phải phối hợp một cách ăn ý giữa các bên. Đó là sự kết hợp nhịp nhàng giữa bác sĩ, chuyên viên tâm lý và gia đình. Thêm vào đó trẻ cũng cần được điều trị thêm bằng thuốc khi cần thiết. Đặc biệt khi có các triệu chứng như hoảng sợ, ám ảnh và lo âu tăng cao ở trẻ.

Trong quá trình điều trị cho trẻ, bố mẹ nên thường xuyên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia tâm lý. Tùy vào từng trường hợp trẻ có biểu hiện rối loạn lo âu, sợ hãi… thì hãy chơi cùng với trẻ để có thể tháo gỡ khó khăn khi cần thiết.

Tâm lý của con trẻ khi đi học Mầm non ngày đầu tiên
Tâm lý của con trẻ khi đi học Mầm non ngày đầu tiên

Phòng Ngừa Cho Trẻ Bằng Cách Nào?

Ba mẹ hãy cùng trẻ xây dựng một số thói quen trong nhà phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Nếu thấy trẻ cáu gắt thì phụ huynh cần hướng dẫn ngay cho trẻ cách xử lý từng tình huống. Khuyến khích và động viên trẻ tham gia các hoạt động ngoài xã hội. Đừng quên khen ngợi về những điểm tích cực ở trẻ.

Hãy bày tỏ sự tôn trọng, yêu thương trẻ ngay cả khi trẻ bị thất bại. Kể cả khi trẻ gặp vấn đề trong những tình huống sinh hoạt, vui chơi hàng ngày. Để trẻ có thể dễ dàng tự tin hòa nhập hơn và hiểu rằng đó chính là cơ hội cho trẻ tự học hỏi.

Điều cần thiết nhất đó là phụ huynh nhất định phải kiên trì. Hãy làm đi làm lại nhiều lần những việc trên thì mới thật sự đạt được hiệu quả.

Khi trẻ có những biểu hiện rối loạn lo âu. Ba mẹ nên đưa trẻ đi đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần hay chuyên viên tâm lý để được xử lí chữa trị kịp thời và đưa ra những lời khuyên thích hợp cho trẻ.

Và để trẻ quen với môi trường học tập đông người, khác biệt như Mầm non. Ba mẹ cũng có thể lựa chọn những Khoá học để con làm quen trước với từng nhóm nhỏ. Những khoá học Toán tư duy của Brain Talent sẽ giúp trẻ thích nghi với môi trường học tập nhanh chóng. Brain Talent có các khoá học từ Online đến Offline dành cho trẻ. Từ đó giúp con rèn luyện sự tự tin và khả năng cao khi làm quen môi trường. Hãy khám phá ngay các khoá học này ba mẹ nhé!