Trẻ Bị Thủy Đậu Cần Chăm Sóc Như Thế Nào?

Bệnh thủy đậu ở trẻ em chủ yếu vào mùa đông xuân thường bùng phát. Bệnh lây lan nhanh do đó khi mắc bệnh, trẻ cần được chăm sóc chu đáo và đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu, dấu hiệu trẻ bị thuỷ đậu để đề phòng biến chứng.Dấu hiệu trẻ bị thủy đậu là gì, trẻ bị thủy đậu nên ăn gì, tắm lá gì?

Bệnh thủy đậu là bệnh gì? Bệnh này có nguy hiểm không?

Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng gây phát ban da. Bệnh này do một loại virus Varicella Zoster gây ra. Thủy đậu hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vắc xin. Những người chưa được tiêm chủng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Một đứa trẻ khi bị bệnh thủy đậu có thể dễ dàng lây truyền cho những đứa trẻ khác. Ngày nay bệnh thủy đậu trở nên ít phổ biến vì đa số trẻ em đều được tiêm phòng từ bé. Thế nhưng không nên chủ quan và cần có chế độ chăm sóc phù hợp.

Bệnh thủy đậu là bệnh gì? Bệnh này có nguy hiểm không?
Bệnh thủy đậu là bệnh gì? Bệnh này có nguy hiểm không?

Dấu hiệu trẻ bị thuỷ đậu như thế nào?

Dấu hiệu trẻ bị thủy đậu sẽ thể hiện qua bốn giai đoạn. Các dấu hiệu của bệnh cũng khác nhau ở từng giai đoạn.

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh sẽ kéo dài từ 10 đến 20 ngày. Lúc này cơ thể đã nhiễm virus nhưng hoàn toàn không có bất kỳ dấu hiệu gì.

Trẻ bị thủy đậu ở giai đoạn phát bệnh

Giai đoạn khởi phát bệnh trẻ em sẽ có triệu chứng sốt nhẹ. Cơ thể của trẻ sẽ mệt mỏi, nhức đầu. Trong vòng 48 giờ đầu sẽ xuất hiện những nốt phát ban đỏ. Ở một số trẻ còn có hạch sau tai, viêm họng.

Dấu hiệu trẻ bị thuỷ đậu như thế nào?
Dấu hiệu trẻ bị thuỷ đậu như thế nào?

Giai đoạn toàn phát bệnh thủy đậu

Trẻ em bị bệnh thủy đậu khi tới giai đoạn toàn phát sẽ bị sốt cao, buồn nôn, chán ăn. Các nốt ban đỏ trên da bắt đầu biểu hiện phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 – 3 mm. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy ngứa, khó chịu khi mọc mụn nước.

Khắp cơ thể sẽ xuất hiện mụn nước mọc kín toàn thân. Có cả ở trong niêm mạc khiến việc ăn uống khó khăn. Nếu trẻ bị nhiễm trùng, nốt mụn sẽ có kích thước lớn hơn. Khi đó dịch bên trong nốt mụn sẽ có màu đục do mủ.

Giai đoạn hồi phục

Bệnh thủy đậu sau khi phát bệnh được 7 đến 10 ngày, các nốt mụn nước sẽ tự vỡ ra và khô lại. Sau đó nốt mụn bong vảy dần dần hồi phục trở lại.

Ở giai đoạn này, cần thiết nhất chính là việc vệ sinh cẩn thận các vết thủy đậu. Tránh để nhiễm trùng. Bên cạnh đó nên sử dụng kết hợp các loại thuốc trị sẹo, trị thâm để tránh các  sẹo rỗ do thủy đậu để lại.

Trẻ bị thuỷ đậu nên ăn gì, tắm lá gì?
Trẻ bị thuỷ đậu nên ăn gì, tắm lá gì?

Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em

Cho tới ngày nay thì vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em. Mà chỉ có thuốc và phương pháp hỗ trợ trị triệu chứng mà thôi.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường lành tính và có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.

Khi điều trị tại nhà cần

  • Mặc quần áo rộng rãi, mềm mại với chất vải thấm hút mồ hôi để không làm vỡ nốt mụn nước.
  • Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gió, kiêng gãi vì nếu các nốt mụn nước vỡ sẽ gây lây lan ra nhiều vị trí khác trên cơ thể.
  • Vệ sinh cơ thể bằng nước ấm.
  • Đưa trẻ bệnh viện để khám kịp thời nếu thấy có dấu hiệu của biến chứng do bệnh thủy đậu.
  • Cần chủ động cách ly trẻ khi bị thủy đậu để tránh gây lây truyền bệnh.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ em khi bị bệnh thủy đậu

Trong gia đình có trẻ em bị bệnh thủy đậu, cần tránh lây lan cho những người khác. Hãy chăm sóc và cách ly trẻ như sau:

  • Cho trẻ nằm phòng riêng thoáng khí và có ánh sáng tự nhiên.
  • Chuẩn bị vật dụng sinh hoạt riêng cho trẻ như khăn mặt, chén, đĩa, cốc uống nước…
  • Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý mỗi ngày
  • Trẻ bị thuỷ đậu tắm lá gì? Không nên dùng tùy tiện các loại nước tắm thảo dược, chỉ nên thay quần áo và vệ sinh cơ thể bằng nước ấm.
  • Cắt móng tay để tránh trẻ gãi vào nốt mụn nước gây nhiễm trùng.
  • Trẻ bị thủy đậu nên ăn gì? Nên ăn những món ăn mềm và dễ tiêu hóa.
  • Cho trẻ uống nhiều nước.

Những loại thực phẩm khi trẻ bị thủy đậu không nên ăn

Những loại thực phẩm mà trẻ bị thủy đậu không nên ăn chính là các loại thực phẩm tăng kích ứng cơ thể. Những món ăn này gây cản trở quá trình hồi phục da, làm bệnh kéo dài và để lại sẹo khó chữa.

  • Các món từ thịt dê, thịt chó; da gà, ngan, ngỗng, hải sản,…sẽ gây ngứa các nốt mụn.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ gây nóng trong người, tăng tiết mồ hôi và bã nhờn trên da. Lúc này sẽ tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh thêm, tạo nhiều nốt mụn hơn. Ngoài ra còn khiến tình trạng viêm nhiễm, các cơn ngứa tăng theo. Đặc biệt là hình thành các vết sẹo khó lành.
  • Cá món nếp cũng khiến các bọng mủ nặng hơn.
  • Khi bị bệnh thủy đậu, cần tránh cho bé ăn các món làm từ sữa như kem, bơ, phô mai,…
  • Kiêng ăn đồ cay nóng nếu bị nổi mụn trong khoang miệng.
Các khóa học hè Toán tư duy BrainTalent
Các khóa học hè Toán tư duy BrainTalent

Trên đây là những lưu ý về bệnh thủy đậu ở trẻ em, đặc biệt là dấu hiệu trẻ bị thuỷ đậu, cách chăm sóc trẻ, trẻ bị thuỷ đậu nên ăn gì để phòng ngừa biến chứng. Nếu bạn đang muốn bé phát triển cả sức đề kháng và trí não thì việc tham gia các khóa học hè Toán tư duy BrainTalent là một trong các lựa chọn tuyệt vời nhất. Liên hệ ngay với BrainTalent để biết thêm thông tin về khóa học hè nhé!