Trò Chơi Dân Gian Với Toán Học - Top 3

Trò chơi dân gian là một nét đẹp trong kho tàng văn hóa dân tộc của Việt Nam. Đó là những giá trị tinh thần bắt nguồn từ lịch sử, từ hoạt động của nền văn hóa của chúng ta và từ cuộc sống của chúng ta. Những trò chơi dân gian giúp người chơi khỏe mạnh hơn, và nhiều trò giúp chúng ta nhanh nhẹn hơn trong việc giải quyết vấn đề. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Braintalent tìm hiểu xem trò chơi dân gian với toán học có khái niệm là gì và được trẻ em chơi như thế nào nhé!

Trò chơi dân gian với toán học có khái niệm là gì?

Trò chơi dân gian với toán học có khái niệm là gì? Đây là những trò chơi đã có từ rất lâu về trước. Và nếu chưa qua nghiên cứu, ít ai nhận ra được hiệu quả về phát triển tư duy của chúng. Cách áp dụng các trò chơi dân gian để tăng khả năng tư duy toán học của trẻ rất hay. Đây là cách rất hiệu quả để giúp trẻ yêu thích toán học hơn. Một số trò chơi dân gian vừa mang đậm tính chất “học mà chơi, chơi mà học”. Vừa giúp trẻ có thêm nhiều điều thú vị trong ký ức tuổi thơ, vừa bổ ích hơn. Dưới đây là một số trò chơi dân gian mà bạn có thể dạy bé và chơi cùng bé. Mời các bậc phụ huynh, các thầy cô giáo và các em cùng tham khảo nhé! 

Trò chơi dân gian với toán học bao gồm những trò gì hay và chơi như thế nào?

Chơi trốn tìm 

Với cách đếm dân gian về thời gian trong luật chơi: “Năm, mười, mười lăm, hai mươi …”. Cha mẹ sẽ giúp trẻ làm quen với các con số nhanh hơn và học đếm 5 từ rất sớm. Do đó mà nó cũng được xếp vào top các trò chơi dân gian với toán học hiệu quả. Số lượng người chơi trong 1 lần thường nên là từ 3 người trở lên.

Trốn tìm là trò chơi giúp rèn luyện khả năng đếm nhanh
Trốn tìm là trò chơi giúp rèn luyện khả năng đếm nhanh

 

Cách chơi: Xác định xem ai sẽ là người đi tìm đầu tiên bằng cách chơi kéo – bao – búa. Người thua cuộc sẽ phải quay mặt vào một điểm tựa và đếm “năm, mười …” đến 100. Trong thời gian này, những người chơi còn lại sẽ bỏ chạy và trốn đi đâu đó. Sau đó, người đi tìm đếm số xong sẽ phải đi tìm những người còn lại. Nếu ai đó bị phát hiện, họ sẽ là người tiếp theo đếm số và đi tìm. Nếu những người đi trốn có thể chạy về điểm người tìm úp mặt trước bị tìm thấy. Thì họ sẽ là người chiến thắng trò chơi và tiếp tục đi trốn trong màn tiếp theo. 

Cắp cua

Trò chơi dân gian với toán học này giúp thực hành sắp xếp, đếm và so sánh các số. Số người chơi: Từ 3 người trở lên 

Cách chơi: Người chơi sẽ cần chuẩn bị một số lượng đá cuội cố định. Oẳn tù tì để xác định ai đi trước. Người đi nhặt 10 viên sỏi và thả chúng xuống đất. Sau đó, đan 10 ngón tay vào nhau và nắm chặt lại. Rồi chừa ra hai ngón tay duỗi ra để làm càng cua. Người chơi phải lần lượt dùng hai ngón tay nhặt từng viên sỏi lên. Nhưng không được chạm vào những viên sỏi khác xung quanh. Cắp tất cả các viên sỏi lên để giành chiến thắng. 

Trò chơi dân gian với toán học này giúp thực hành sắp xếp, đếm và so sánh các số. Số người chơi: Từ 3 người trở lên 
Trò chơi dân gian với toán học này giúp thực hành sắp xếp, đếm và so sánh các số. Số người chơi: Từ 3 người trở lên

Nếu một người chơi chạm vào người chơi khác khi đang cắp một viên sỏi. Thì người đó phải nhường người tiếp theo. Ai cắp được nhiều viên sỏi nhất sẽ trở thành người chiến thắng. 

Ô ăn quan

“Ô ăn quan” là trò chơi dân gian mang tính chiến thuật mạnh mẽ có nguồn gốc từ châu Phi xa xôi, đã có ở nước ta rất lâu rồi. Ít ai biết rằng trò chơi này lại hàm chứa ý nghĩa về việc gieo hạt trong nông nghiệp. Nhưng khi đến Việt Nam, nó không còn có nghĩa gieo hạt như nguyên gốc nữa. Mà trở thành trò chơi mang tư tưởng lấy của quan lớn chia cho người nghèo. Được thể hiện khi người chơi lấy sỏi ở ô lớn hai đầu chia vào các ô nhỏ khác.

"Ô ăn quan" là trò chơi dân gian với toán học phát triển tư duy khoa hiệu quả.
“Ô ăn quan” là trò chơi dân gian với toán học phát triển tư duy khoa hiệu quả.

Các bé sẽ kẻ ô trên nền đất và đi kiếm sỏi lớn nhỏ làm quân cờ. Sỏi lớn là Quan và sỏi nhỏ là Dân. Số lượng người chơi: 2 người

Cách chơi:

Bàn chơi ô ăn quan được tạo ra bằng cách kẻ thành một hình chữ nhật 5×2 ô vuông. Ở hai cạnh chiều rộng của hình chữ nhật đã vẽ, ta kẻ hai hình bán nguyệt. 2 hình này có đường kính là chiều rộng của bàn cờ. Các ô hình vuông nhỏ là ô Dân, còn hình bán nguyệt là ô Quan.

Quân cờ gồm 2 quân Quan là 2 viên sỏi lớn đặt ở 2 hình bán nguyệt. và 50 quân dân nhỏ hơn rải đều ở 10 ô dân mỗi ô sẽ bao gồm 5 quân. Mỗi người chơi sẽ rải các quân cờ và tính toán chiến thuật thật kĩ càng. Sao cho ăn được ô có nhiều quân cờ nhất, ai ăn được nhiều hơn thì người đó thắng.

Lời kết

Trên đây là thông tin về trò chơi dân gian với toán học có khái niệm là gì và được trẻ em chơi như thế nào. Hy vọng bài viết chứa đầy đủ các thông tin mà bạn đọc cần để tìm kiếm các trò chơi lành mạnh cho con em mình. Giúp trẻ nhỏ có tuổi thơ trọn vẹn và ý nghĩa hơn, xa rời điện thoại. Cảm ơn bạn đã dành thời gian tìm hiểu các thông tin về phát triển trí tuệ mà Braintalent cung cấp! Hãy luôn theo giõi chúng tôi để cập nhật các thông tin bổ ích cho quá trình phát triển toàn diện của con bạn nhé! Chúc bạn một ngày tốt lành!