Biểu Hiện Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 Và Cách Xử Lý
Biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3 xuất hiện khi trẻ có những hành vi bất thường như: bướng bỉnh, không nghe lời, phản ứng tiêu cực… Ở giai đoạn này trẻ thường cứng đầu và bất hợp tác nên cha mẹ thường lo lắng về trạng thái của con mình ở thời gian này. Tuy nhiên, vẫn có cách xử lý khi con trẻ mắc phải tình trạng này. Cùng BrainTalent tìm hiểu về biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 3, cách xử lý cũng như cách dạy con khủng hoảng tuổi lên 3 trong bài viết sau đây!
Khủng Hoảng Tuổi Lên 3 Là Gì?
Khủng hoảng tuổi lên 3 là tình trạng trẻ chống đối, không nghe lời, thậm chí làm ngược lại lời nói của cha mẹ. Trẻ thường trở lên cứng đầu hơn và chỉ muốn làm theo ý mình. Điều này khiến bậc cha mẹ thường cảm thấy bất lực trong việc dạy con, thậm chí không thể kiểm soát được hành vi của con trong giai đoạn này.
Tuổi lên 3 là giai đoạn phát triển thể chất, khả năng ngôn ngữ cũng như diễn đạt những nhu cầu bản thân của trẻ. Đặc biệt, ở giai đoạn này trẻ đã có nhận thức làm chủ bản thân và dần dần tự lực. Tuy nhiên, ở tuổi lên 3 trẻ chưa thể tự làm mọi thứ bản thân muốn một cách thuần thục và không thể bày tỏ được ý muốn của bản thân nên khiến trẻ rơi vào khủng hoảng.
Ngoài ra, tình trạng khủng hoảng của trẻ có thể đến từ sức khỏe thể chất của trẻ không tốt như khó tiêu, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy… Việc này khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ăn ngủ không ngon dẫn đến ảnh hưởng tâm lý và khiến trẻ rơi vào khủng hoảng.
Xem thêm: Kinh Nghiệm Dành Cho Bố Mẹ Về Cách Dạy Con Kỹ Năng Sống
Biểu Hiện Của Khủng Hoảng Tuổi Lên 3
Để tìm ra cách xử lý cũng như cùng con trẻ vượt qua giai đoạn này, cha mẹ cần nắm rõ biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3 của trẻ. Những biểu hiện thường gặp khi trẻ rơi vào khủng hoảng cụ thể:
– Trẻ trở nên bướng bỉnh, thể hiện tính sở hữu cao qua những hành động như: không cho người khác đụng vào đồ của mình, giành giật đồ chơi…
– Trẻ tự mình làm mọi việc vì nhận thức trẻ cho rằng mình đã lớn. Trẻ không nghe lời, không muốn cha mẹ tắm rửa, mặc quần áo giúp; Không muốn cha mẹ dắt tay đi chơi…
– Trẻ cố tình làm ngược lại mong muốn của cha mẹ, chỉ thích làm theo ý muốn của bản thân. Trẻ luôn muốn người lớn làm theo, chiều theo ý mình, nếu không sẽ khóc lóc…
– Trẻ thường xuất hiện các phản ứng tiêu cực, hay trở nên cáu gắt và mè nheo.
– Trẻ xuất hiện các hành vi chống đối, đôi lúc trở nên vô lễ như: doạ đánh người lớn, la hét…
Thông thường, tình trạng khủng hoảng này sẽ bắt đầu từ nửa đầu tuổi lên 3 đến nửa đầu tuổi lên 4. Trong một số trường hợp đặc biệt, tình trạng khủng hoảng có thể bắt đầu khi trẻ hơn 2 tuổi.
Cách Dạy Con Khủng Hoảng Tuổi Lên 3
Để cùng đồng hành với con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 3, cha mẹ làm theo những cách sau:
– Luôn bên cạnh, lắng nghe trẻ: Điều quan trọng nhất khi dạy con chính là lắng nghe và thấu hiểu điều mà trẻ bày tỏ. Thay vì cứng nhắc, quả quyết khi từ chối trẻ, cha mẹ nên nhẹ nhàng và giải thích để trẻ cảm thấy mình được đồng cảm và thấu hiểu.
– Không nên quát mắng trẻ: Việc la hét, quát mắng khi trẻ phạm lỗi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý trẻ cũng như gây ra phản ứng ngược của trẻ. Thay vì quát mắng, bạn có thể cho trẻ một không gian riêng để tự suy nghĩ và rút kinh nghiệm cho những lần sau.
– Là tấm gương để trẻ noi theo: Bước vào tuổi lên 3, trẻ có thể quan sát và nhận biết tình huống rõ rệt. Bạn không nên tức giận quá mức mà hãy giữ bình tĩnh trong mọi tình huống để trẻ có thể học tập và làm theo mỗi khi gặp vấn đề tương tự.
– Thường xuyên khen ngợi trẻ: Những lời khen có thể giúp trẻ trở nên tự hào về bản thân hơn. Việc này giúp trẻ cảm thấy bản thân được chứng tỏ một cách tích cực khi làm đúng.
– Đưa ra sự lựa chọn cho trẻ: Bạn hãy cho trẻ sự lựa chọn mỗi khi trẻ không nghe lời hoặc nhất quyết làm gì đó. Cách này sẽ cho trẻ thấy được bản thân có thể tự đưa ra quyết định cho bản thân. Đồng thời, thể hiện được sự cứng rắn của cho mẹ, có thể kiểm soát tình trạng bướng bỉnh của trẻ.
Cần Làm Gì Để Tránh Tình Trạng Khủng Hoảng Của Trẻ
Cha mẹ không nên quá bao bọc trẻ và luôn làm mọi thứ giúp trẻ. Tuổi lên 3 là giai đoạn trẻ nhận thức được và có thể tự lập những việc nhỏ nhặt mà trẻ có thể làm được. Vì thế, cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ có thể tự lập được từ những việc vừa sức với trẻ như:
– Cho trẻ tự thay đồ hàng ngày.
– Để trẻ tự dùng thìa ăn uống.
– Cho trẻ tự sắp xếp đồ đạc, sách vở khi đi học.
– Để trẻ tự mình vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt, chải đầu…
Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ thường xuyên gặp gỡ, giao tiếp với bạn bè. Bên cạnh trẻ và cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi của nhà trường, những hoạt động cộng đồng. Từ đó, trẻ có thể phát triển vượt trội về mặt tinh thần và nhận thức.
Ngoài ra, cha mẹ nên cung cấp một chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng cho trẻ. Điều này sẽ giúp cơ thể trẻ được phát triển toàn diện về mặt thể chất. Chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng giúp trẻ tránh khỏi tình trạng bệnh không mong muốn như: Táo bón, tiêu chảy, viêm loét…
Tạm Kết
Biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3 cho thấy trẻ thường xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong hành động, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý trẻ. Tình trạng này cũng khiến bậc phụ huynh âu lo về tình trạng của trẻ bởi trẻ thường cáu kỉnh thậm chí tự làm bản thân tổn thương. BrainTalent vừa giúp bạn nhận biết biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3 cũng như cách dạy con khủng hoảng tuổi lên 3. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn tìm ra cách xử lý khi gặp tình trạng khủng hoảng của trẻ ở độ tuổi này. Theo dõi BrainTalent trong những bài viết tiếp để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!