Cách Chữa Bệnh Trầm Cảm Ở Tuổi Dậy Thì Tại Nhà

Cách tự chữa trị bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì tại nhà liệu có hiệu quả? Phải làm thế nào để con trẻ thật sự vượt qua được khó khăn này? Bạn đã từng nhiều lần đọc vô vàn bài báo về tình trạng trầm cảm của trẻ và những hậu quả mà chúng gây ra vô cùng khủng khiếp! Nhưng thật sự phụ huynh đã trang bị đủ kiến thức và hiểu rõ về căn bệnh này. Nếu không nhận biết sớm hoặc không có phương pháp điều trị kịp thời, người bệnh dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất lẫn tinh thần, sức khỏe cuộc sống, nguy hiểm hơn là cả tính mạng.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì được xem là một trong các tình trạng bị rối loạn tâm thần diễn ra ở mức độ trầm trọng. Người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản. Đặc biệt không còn hứng thú với những hoạt động bên ngoài. Dần mất dần niềm tin vào cuộc sống hiện tại, tương lai, không tin tưởng người thân, bạn bè. Khi hiện tượng này xuất hiện, chúng thường kéo dài, dẫn đến nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, sức khỏe, cảm xúc, khiến con trẻ không thể phát triển một cách toàn diện.

Phụ huynh cần nên hiểu rõ nguyên nhân của căn bệnh này để từ đó tìm hiểu, áp dụng cách tự chữa bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì tại nhà cho con trẻ của mình
Phụ huynh cần nên hiểu rõ nguyên nhân của căn bệnh này từ đâu để từ đó tìm hiểu, áp dụng cách tự chữa bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì tại nhà cho con trẻ của mình phù hợp nhất

Cách nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

  • Sự thay đổi hormone bên trong cơ thể
  • Áp lực học tập
  • Gia đình không hạnh phúc, gặp biến cố
  • Thiếu sự đồng cảm, chia sẻ
  • Bạo lực học đường
  • Lối suy nghĩ tiêu cực

Các cách tự chữa trị bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì tại nhà hiệu quả, phụ huynh nên ghi nhớ

Tùy theo mức độ bệnh và biểu hiện của người bệnh, có thể nhờ hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý, bệnh viện để được tư vấn, hỗ trợ; lựa chọn ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn và phác đồ điều trị theo từng mức độ bệnh, song hầu hết vẫn nên để người bệnh ở nhà, có cuộc sống sinh hoạt cùng với gia đình, bạn bè.

Chỉ áp dụng với những bệnh nhân có triệu chứng bệnh nhẹ, mới mắc bệnh,….thì sẽ được hướng dẫn điều trị tại nhà. Phụ huynh nên hướng dẫn còn điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Khuyến khích con tích cực tham gia các câu lạc bộ, vui chơi, giải trí lành mạnh,….Ngoài ra, người thân, bạn bè cũng cần hỗ trợ quan tâm, an ủi, đồng hành cùng người bệnh. Chú ý, tuyệt đối không quát nạt, khó chịu khi con cứ nói hoặc than vãn 1 vấn đề. Người bệnh trong giai đoạn này thường rất nhạy cảm do đó phải nên hành xử, quan tâm đặc biệt.

Các phương pháp tự điều trị trầm cảm tại nhà dành cho tuổi dậy thì nên áp dụng như:

Lập hoặc xây dựng một chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh

Tuyệt đối không bỏ bữa. Thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe và não bộ. Hạn chế sử dụng các thức ăn, món ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ. Hoặc các chất kích thích như thức uống có cồn, rượu bia,..

Trong giai đoạn bệnh, trẻ có thể thường hay chán nản, không muốn ăn hoặc ngược lại ăn quá nhiều. Do đó, gia đình nên giám sát, cùng con xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh.
Trong giai đoạn bệnh, trẻ có thể thường hay chán nản, không muốn ăn hoặc ngược lại ăn quá nhiều. Do đó, gia đình nên giám sát, cùng con xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh.

Cách tự chữa trị bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì – Hãy rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày

Dành khoảng 30 phút hàng ngày để tham gia các môn thể thao như bơi lội, đạp xe, chạy bộ,….Điều này không những giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, mà còn hỗ trợ tinh thần khỏe mạnh, đầu óc thoải mái và hình thành lối suy nghĩ tích cực hơn. Trong đó, yoga và thiền được xem là 2 bộ môn khuyến khích tập luyện cực hữu ích đối với bệnh nhân đang mắc bệnh trầm cảm. Giảm bớt mệt nhọc, áp lực, gánh nặng từ công việc, học tập, cuộc sống,….

Ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc

Tốt nhất là ngủ đủ 8 tiếng và ngủ trước 23h mỗi ngày. Chọn nơi ngủ có nhiều ánh sáng, chăn ga sạch sẽ. Đặc biệt không gian giường ngủ thoải mái, rộng rãi, không để quá nhiều đồ đạc….để giấc ngủ được trọn vẹn hơn. Cha mẹ hoặc anh chị em trong gia đình có thể ngủ cùng với con, nếu như trẻ luôn cảm thấy bất an, lo lắng khi ngủ một mình.

Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Nếu con muốn, hãy để con ngủ cùng với anh chị hoặc người thân trong gia đình.
Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Nếu con muốn, hãy để con ngủ cùng với anh chị hoặc người thân trong gia đình.

Cân bằng giữa cuộc sống, học tập, công việc với thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.

Chủ động tham gia các trò chơi tập thể. Khuyến khích con giao lưu với các bạn, hoạt động cộng đồng. Gia tăng các mối quan hệ, cải thiện tinh thần tốt hơn.

Cách tự chữa trị bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì hiệu quả nhất – Chia sẻ cùng con

Tâm sự với mọi người xung quanh để giải tỏa các áp lực. Không ngần ngại chia sẻ ý kiến cá nhân, trình bày khúc mắc trong lòng. Sự hỗ trợ từ bạn bè và người thân chắc chắn có ý nghĩa quan trọng. Chính là cách thức hỗ trợ điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì hiệu quả nhất. Cha mẹ, anh chị em trong nhà nên thường xuyên hỏi han, tìm cách tâm sự, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của trẻ. Luôn luôn nhẹ nhàng chia sẻ tâm tư trong lòng của con. Tuyệt đối đừng ép buộc hoặc đặt mục tiêu quá cao trong thời gian này.

Đừng khiến con cảm thấy bị kiểm soát, bị gò bó. Cho con những gì mà con thích; tham gia các lớp học cần thiết, cần lưu giao lưu với bạn bè. Chẳng hạn như vẽ tranh, ca hát, nhảy múa,…Cha mẹ vẫn nên bổ sung, trang bị đầy đủ kiến thức sự phát triển tâm sinh lý tuổi dậy thì để con tránh các trở ngại, khó khăn. Từ đó hình thành phát triển tư duy, tính cách, ngoại hình.

Việc chia sẻ, thấu hiểu tâm tư tình cảm, nguyện vọng của trẻ luôn là chìa khóa quan trọng giúp cha mẹ hiểu rõ con mình. Những vấn đề tâm lý hoàn toàn giải quyết được nếu chia sẻ bằng chính sự cảm thông, thấu hiểu
Việc chia sẻ, thấu hiểu tâm tư tình cảm, nguyện vọng của trẻ luôn là chìa khóa quan trọng giúp cha mẹ hiểu rõ con mình. Những vấn đề tâm lý hoàn toàn giải quyết được nếu chia sẻ bằng chính sự cảm thông, thấu hiểu

Sử dụng thuốc tây

Đối với những trường hợp trầm cảm ở mức độ vừa hoặc nặng, biểu hiện bệnh có dấu hiệu rõ rệt. Đặc biệt mức độ nghiêm trọng gia tăng, thì gia đình có thể sử dụng thuốc tây được bác sĩ chỉ định để hỗ trợ điều trị. Tùy thể trạng bệnh nhân, chuyên gia sẽ tiến hành kê đơn, chỉ định liều lượng cũng như cách dùng hiệu quả nhất. Đây là một trong những cách chữa bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì mang đến hiệu quả cao. Song nhiều nguy cơ khiến con trẻ gặp phải các tác dụng phụ.

Do vậy, bệnh nhân và người nhà phải tuân thủ uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng. Tuyệt đối không bỏ, tự ý tăng giảm liều lượng để hạn chế tối đa hậu quả khôn lường đến sức khỏe. Nguy hiểm hơn là cả tính mạng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không được tự ý mua thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình sử dụng, nếu có bất kì triệu chứng, dấu hiệu bất thường nào, gia đình hoặc bản thân người bệnh thông báo ngay đến bác sĩ để được hỗ trợ, ngăn chặn kịp thời.

Tổng kết

Trên là tổng hợp những kiến thức cần biết và phương pháp điều trị tại nhà về căn bệnh trầm cảm nguy hiểm. Bậc phụ huynh hãy luôn ghi nhớ rằng, người lớn từng làm trẻ con. Nhưng trẻ con thì chưa bao giờ làm người lớn. Hãy luôn thấu hiểu con trẻ; hãy luôn là người bạn, người anh, chị luôn kề cạnh an ủi để giúp người bệnh vượt qua giai đoạn khó khăn này. Mong rằng chia sẻ ngắn gọn từ Braintalent sẽ giúp gia đình bạn trang bị thêm vô vàn thông tin hữu ích. Đừng quên, truy cập fanpage hoặc website Braintalent mỗi ngày để cập nhập thêm nhiều khóa học thú vị cho con, bạn nhé! Chung tay xây dựng 1 cộng đồng phát triển văn minh, lành mạnh, hạnh phúc.