Cách Dạy Bé Chậm Tiếp Thu Hiệu Quả Và Lời Khuyên Cho Ba Mẹ
Hiện nay, sự xuất hiện của hội chứng tiếp thu chậm ở trẻ nhỏ ngày càng nhiều. Điều này khiến các bậc phụ huynh cảm thấy rất lo ngại và không biết phải xử lý thế nào. Vì vậy, cách dạy bé chậm tiếp thu đã trở thành chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm từ các cha mẹ. Bởi lẽ vai trò của các bậc phụ huynh trong việc đồng hành và trang bị tốt biện pháp giáo dục cho con là rất quan trọng. Vậy ba mẹ nên làm gì khi con chậm tiếp thu tiếp thu? Hãy cùng BrainTalent bật mí phương pháp dạy trẻ tiếp thu chậm hiệu quả và phù hợp nhất nhé!
Tiếp thu chậm là gì?
Tiếp thu chậm là hội chứng sẽ khiến các bé có phần hạn chế hơn các bạn về kỹ năng tư duy và nhận thức. Nó được thể hiện trong tốc độ đọc, hiểu hay khả năng suy luận của các bé khá chậm. Việc này dẫn đến trẻ khó bắt kịp nội dung bài giảng và thành tích học tập kém.
Dấu hiệu cho biết bé chậm tiếp thu
Trong thực tế, mỗi đứa trẻ sẽ sở hữu khả năng tiếp thu khác nhau. Tùy vào độ phù hợp của phương pháp giảng dạy mà các bé có thể hiểu và tiếp thu nhanh chóng những gì được truyền đạt. Có một số trẻ phải mất khá nhiều thời gian để làm quen và tiếp nhận lượng kiến thức mới. Một số khác lại rất nhạy bén và có kết quả học tập vượt trội. Đối với ba mẹ có bé chậm tiếp thu đừng vội nản lòng. Vì đây là hội chứng hoàn toàn có thể cải thiện.
Vấn đề chậm tiếp thu ở trẻ sẽ không quá lo ngại nếu phụ huynh phát hiện sớm và có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Vậy dấu hiệu cho biết bé chậm tiếp thu là gì? Để nhận biết các dấu hiệu bé chậm tiếp thu, ba mẹ nên chú ý một số đặc điểm sau:
Thành tích học tập kém
Trẻ chậm tiếp thu thường có thành tích học tập kém hơn so với các bạn cùng lớp. Không theo kịp bài giảng của thầy cô, thường xuyên bị điểm kém. Khả năng tập trung vào bài giảng ở mức thấp. Trẻ thường bị xao nhãng và dễ chán nản việc học. Điều này dẫn đến dễ bị hỏng kiến thức và thành tích học tập không tốt.
Trí nhớ kém
Trẻ chậm tiếp thu thường có trí nhớ kém, khó nhớ bài học, dễ quên những gì đã học. Bên cạnh đó, trẻ còn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các thông tin mới. Đòi hỏi các bé phải đọc nhiều lần và mất nhiều thời gian để ghi nhớ.
Khó khăn trong việc giải quyết vấn đề
Hội chứng này khiến trẻ thường gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề, cần nhiều thời gian hơn để suy nghĩ và đưa ra quyết định.
Khó khăn trong việc ứng xử xã hội
Trẻ chậm tiếp thu thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp, hòa nhập với bạn bè và cộng đồng. Bé sẽ có cảm giác tự ti, mặc cảm so với các bạn, không dám thể hiện bản thân.
Nguyên nhân bé bị chậm tiếp thu
Các trẻ nhỏ bị chậm tiếp thu thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các bậc phụ huynh nên tìm ra nguyên nhân chính khiến trẻ bị chậm tiếp thu và đề ra phương pháp xử lý phù hợp. Một số nguyên nhân thường xảy ra ở trẻ như:
Phương pháp dạy học không phù hợp
Phương pháp dạy học là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu phương pháp dạy học không thật sự có khoa học sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu bài và ghi nhớ kiến thức. Chẳng hạn cách thức truyền đạt thông tin đến trẻ quá khô khan, cứng nhắc, không hấp dẫn. Điều này khiến bé dễ mất tập trung và chán nản. Mặt khác, phương pháp học nặng nề, đòi hỏi bé phải tiếp thu nhiều kiến thức trong thời gian ngắn. Dẫn đến tình trạng bé bị rối loạn thông tin và học tập không hiệu quả.
Vấn đề sức khỏe
Suy dinh dưỡng: Trẻ bị suy dinh dưỡng có thể gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ và suy nghĩ.
Thiếu hụt vitamin và khoáng chất: Thiếu hụt vitamin và khoáng chất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Điều đó dẫn đến chậm phát triển trí tuệ và chậm tiếp thu.
Bệnh lý thần kinh: Một số bệnh lý thần kinh như động kinh, thiểu năng trí tuệ, rối loạn tăng động giảm chú ý,… ó thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của trẻ.
Tác động từ môi trường
Môi trường sống cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu trẻ sinh ra và lớn lên trong môi trường thiếu thốn về kinh tế, giáo dục,…. thì trẻ có nguy cơ cao bị chậm tiếp thu.
Ba mẹ nên làm gì khi con chậm tiếp thu? Gợi ý cách dạy bé chậm tiếp thu hiệu quả
Kiên nhẫn lặp lại thông tin nhiều lần – Cách dạy bé chậm tiếp thu hiệu quả
Trẻ chậm tiếp thu thường cần nhiều thời gian hơn để ghi nhớ thông tin. Vì vậy, cha mẹ cần kiên nhẫn lặp lại thông tin nhiều lần hay chia nhỏ thông tin để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu. Đồng thời, cũng nên giải thích thật chi tiết để trẻ có thể nắm bắt vấn đề tốt nhất. Bên cạnh việc cho trẻ tiếp xúc để ghi nhớ thông tin thì ba mẹ hoặc thầy cô có thể đặt câu hỏi và yêu cầu trẻ trả lời. Điều này sẽ làm tăng sự tập trung cũng như củng cố kiến thức cho trẻ hiệu quả.
Phát triển trí tưởng tượng của trẻ – Cách dạy bé chậm tiếp thu được nhiều bậc phụ huynh sử dụng
Trí tưởng tượng giúp trẻ ghi nhớ thông tin một cách dễ dàng hơn. Cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và sự sáng tạo. Chẳng hạn như kể chuyện cho trẻ nghe. Những câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn sẽ giúp trẻ hình thành trí tưởng tượng phong phú. Thêm vào đó, cho trẻ tham gia các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, tô màu, ghép hình,…
Mặt khác, cho con tham gia các khóa học rèn luyện tư duy cũng là lựa chọn đáng cân nhắc. Bậc phụ huynh nên biết lắng nghe và tạo không gian cho con được nói lên suy nghĩ của mình. Điều này sẽ giúp trẻ có suy nghĩ sáng tạo và không bị gò bó bởi quan điểm của người lớn. Từ đó, gia tăng được khả năng ghi nhớ và giúp trẻ cảm thấy tự tin, vui vẻ hơn.
Dạy con khả năng tập trung, ghi nhớ nhanh
Ba mẹ có thể tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ của con thông qua việc giúp con nắm được những kiến thức trọng tâm của vấn đề. Trước một vấn đề xảy ra, ba mẹ nên tóm tắt cụ thể các ý chính để con nắm bắt được từ cái cơ bản nhất. Từ đó, tạo nền tảng cho con phát triển tư duy ở những vấn đề phức tạp hơn. Đồng thời, đưa ra các ví dụ thực tế, dễ hiểu để các con có thể hình dung và ghi nhớ lâu hơn.
Khích lệ và tìm ra điểm mạnh của trẻ chậm tiếp thu
Trẻ chậm tiếp thu thường có tâm lý tự ti, mặc cảm. Cha mẹ cần khen ngợi, động viên trẻ, giúp trẻ cảm thấy tự tin và có động lực học tập. Cha mẹ cũng cần tìm ra điểm mạnh của trẻ để khuyến khích trẻ phát triển.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi dạy bé chậm tiếp thu:
- Không so sánh trẻ với các bạn khác.
- Không ép buộc trẻ học quá nhiều.
- Tạo cho trẻ một môi trường học tập thoải mái, vui vẻ.
Lựa chọn khóa học phù hợp cho trẻ chậm tiếp thu
Ba mẹ muốn cải thiện khả năng tiếp thu, nhạy bén của trẻ nhưng không có nhiều thời gian? Hãy chọn ngay các khóa học rèn luyện tư duy cực bổ ích dành cho trẻ. Các lớp học chuyên về phát triển tư duy trí tuệ sẽ có lộ trình bài bản nhằm kích thích khả năng sáng tạo, nhạy bén của trẻ.
Nếu quý phụ huynh đang tìm kiếm một nơi có các khóa học tư duy uy tín, chất lượng, hãy đến với BrainTalent. Thông qua phương pháp giảng dạy kết hợp giữa học tập và trải nghiệm thực tế, các bé sẽ được rèn luyện khả năng tự học và tư duy độc lập. Cách học này sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức và vận dụng một cách hiệu quả.
Ngoài ra, BrainTalent còn cung cấp các khóa học Toán trí tuệ cho các độ tuổi. Khóa học giúp bé phát triển tư duy trí não bằng việc phân tích và tổng hợp thông tin. Từ đó, trau dồi khả năng phản xạ, nắm bắt nhanh nhạy vấn đề. Đồng thời, toán tư duy còn hỗ trợ bé cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.
Qua bài chia sẻ trên của BrainTalent, mong rằng ba mẹ sẽ biết nên làm gì khi con chậm tiếp thu một cách hiệu quả. Và để biết thêm một số cách dạy bé chậm tiếp thu hay và bổ ích hay liên hệ với BrainTalent ngay nhé!