Cách Học Toán Tiểu Học Chương Trình Mới Giúp Bé Tiến Bộ

Chương trình toán tiểu học mới hiện nay chú trọng vào việc phát triển năng lực và phẩm chất của trẻ thay vì chỉ dạy kiến thức như trước. Vậy, ba mẹ nên cho con học toán tiểu học ở đâu để đạt hiệu quả tốt nhất? Để giúp con học toán ở tiểu học tốt hơn, ba mẹ nên tìm hiểu kỹ về đặc điểm của môn toán trong chương trình mới này, từ đó lựa chọn phương pháp và cách hỗ trợ con phù hợp nhất.

Đặc điểm môn toán ở tiểu học chương trình mới

Theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, ban hành ngày 26/12/2018, Bộ GDĐT đã đưa ra một số thay đổi quan trọng trong cách dạy và học toán ở bậc tiểu học. Theo chương trình toán mới, môn toán được coi là một môn học không thể thiếu và rất quan trọng. Nội dung học sẽ được chia thành 2 giai đoạn cụ thể như sau:

  • Giai đoạn giáo dục cơ bản: Các bé sẽ được trang bị kiến thức toán học một cách có hệ thống, từ những khái niệm cơ bản, nguyên lý đến công thức cần thiết, giúp các con vững vàng nền tảng để ứng dụng vào thực tế.
  • Giai đoạn giáo dục định hướng: Mục tiêu là giúp các bé hiểu rõ hơn về toán học, nhận thức được vai trò và tính ứng dụng của môn học trong đời sống, cũng như các ngành nghề liên quan, từ đó định hướng tương lai nghề nghiệp. Đồng thời, giai đoạn này cũng giúp các bé phát triển phẩm chất và năng lực để tự tin tìm hiểu, giải quyết những vấn đề toán học trong học tập và cuộc sống.
Đặc điểm môn toán ở tiểu học chương trình mới
Đặc điểm môn toán ở tiểu học chương trình mới
Bên cạnh đó, nội dung sách vở sẽ được tinh giản để phù hợp hơn, và các bài học sẽ tập trung vào việc ứng dụng thực tế nhiều hơn. Đồng thời, chương trình toán học tiểu học sẽ được tổ chức xung quanh 3 mảng kiến thức chính: Số và Đại số, Hình học và Đo lường, cùng với Thống kê và Xác suất giúp các bé hiểu rõ và áp dụng vào đời sống.

Cách dạy bé học toán tiểu học tại nhà theo chương trình mới hiệu quả

Vậy nên cho con học toán tiểu học ở đâu mới hiệu quả? Sau khi đã hiểu rõ về những thay đổi trong chương trình toán tiểu học mới, ngoài việc cho con học ở trường, ba mẹ cũng cần nắm vững các đặc điểm của chương trình GDPT mới. Điều này sẽ giúp ba mẹ đưa ra phương pháp dạy toán tại nhà hiệu quả và phù hợp nhất với bé.

Dưới đây là một số phương pháp dạy bé học toán tại nhà theo chương trình GDPT mới mà ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

Tổ chức các hoạt động học toán

Việc cho bé tham gia vào các hoạt động học tập, đặc biệt là về toán học, sẽ giúp con phát triển sự tự giác và chủ động trong học tập, từ đó đạt được kết quả tốt hơn. Những hoạt động này không chỉ giúp bé ghi nhớ kiến thức một cách hiệu quả mà còn thúc đẩy phát triển các kỹ năng như tư duy, tính toán, sáng tạo, giao tiếp và khả năng gắn kết, phù hợp với mục tiêu mà chương trình GDPT mới đang hướng tới. Với phương pháp dạy toán này, ba mẹ có thể cho bé tham gia các cuộc thi do trường tổ chức hoặc các cuộc thi toán online để tăng cường sự hứng thú và thử thách bản thân.

học toán tiểu học
Tổ chức các hoạt động học toán

Bên cạnh đó, ba mẹ và bé có thể cùng tham gia các câu lạc bộ toán học, tham gia các hoạt động nghiên cứu về đề tài toán học, hoặc gặp gỡ những người thành công trong môn toán để bé có thể học hỏi kinh nghiệm. Ba mẹ cũng có thể cho bé tham gia hoặc theo dõi các chương trình thi cử toán trực tiếp, thay vì chỉ xem qua online, để bé có cơ hội trải nghiệm không khí thi đấu thật sự và tăng thêm động lực học tập.

Dạy bé học toán tiểu học học thông qua tương tác và hợp tác

Nếu như trong phương pháp học toán truyền thống, bé thường học theo cách thụ động, thì chương trình GDPT mới lại chú trọng vào tính tương tác hai chiều. Cụ thể, giữa thầy cô và học sinh, ba mẹ và con cái sẽ có sự trao đổi, hỏi đáp, phản biện và tranh luận. Điều này không chỉ giúp phát triển mối quan hệ giao lưu, hợp tác mà còn khuyến khích bé hòa đồng hơn.

Đồng thời, phương pháp này giúp bé tự tin và mạnh dạn hơn khi trình bày ý kiến của mình. Ba mẹ cũng có thể lắng nghe, hướng dẫn con, từ đó thúc đẩy bé biết suy nghĩ, phân tích và mở rộng vấn đề một cách chủ động.

Giữa thầy cô và học sinh, ba mẹ và con cái sẽ có sự trao đổi, hỏi đáp, phản biện và tranh luận
Giữa thầy cô và học sinh, ba mẹ và con cái sẽ có sự trao đổi, hỏi đáp, phản biện và tranh luận

Giúp bé tự học nhiều hơn

Tự học là một trong những phương pháp giúp bé phát triển năng lực bản thân hiệu quả nhất. Vì vậy, ba mẹ nên rèn luyện cho bé tính chủ động và khả năng tự học, không chỉ trong bậc tiểu học mà còn trong các cấp học cao hơn và trong đời sống hằng ngày. Cụ thể, trong việc dạy toán cho bé, ba mẹ có thể đưa ra một bài toán và khuyến khích bé tự tìm hiểu thông tin, khám phá các phương pháp để giải quyết vấn đề đó.

Thay vì việc học thuộc lòng hay học vẹt, bé sẽ hiểu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn khi tự mình tìm hiểu. Nếu bé không thể tự tìm ra đáp án, ba mẹ có thể gợi mở cách để bé tìm kiếm thông tin giúp bé nhận ra những phương pháp tự khai thác kiến thức.

Kết hợp đánh giá và điều chỉnh kịp thời

Trong việc dạy học chương trình toán tiểu học mới theo định hướng phát triển năng lực, việc dạy và đánh giá năng lực học của mỗi bé luôn đi đôi với nhau. Ngoài việc đánh giá thông qua điểm số trên trường, ba mẹ cũng nên dành thời gian quan sát cách bé giải quyết một bài toán, tìm hiểu xem con đã học thêm được điều gì mới, có gặp phải khó khăn hay thuận lợi gì không. Qua đó, ba mẹ không chỉ nắm bắt được tiến bộ của bé mà còn có thể hỗ trợ kịp thời, giúp bé phát triển toàn diện hơn.

đặc điểm môn toán ở tiểu học
Kết hợp đánh giá và điều chỉnh kịp thời

Hướng dẫn bé học toán gắn với thực tiễn nhiều hơn

Mục tiêu của chương trình toán tiểu học mới là giúp bé vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống một cách hiệu quả. Vì vậy, thay vì chỉ để bé học và làm bài tập từ sách giáo khoa, ba mẹ có thể tạo ra các bài toán gắn liền với các tình huống trong đời sống hàng ngày, có liên quan đến việc tính toán.

Ví dụ, ba mẹ có thể cùng bé đi chợ để tính toán chi phí, tham gia các trò chơi liên quan đến toán học, hay thậm chí giải quyết những bài toán đơn giản trong gia đình hoặc cộng đồng. Những hoạt động này không chỉ giúp bé cảm thấy hứng thú và vui vẻ trong việc học toán mà còn tạo cơ hội để bé áp dụng kiến thức vào thực tế, từ đó ghi nhớ lâu hơn và phát triển khả năng tư duy sáng tạo.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về đặc điểm và phương pháp học môn toán ở tiểu học theo chương trình mới. Hy vọng rằng với những chia sẻ từ BrainTalent, quý phụ huynh sẽ có thể tìm ra phương pháp phù hợp giúp bé yêu thích học toán hơn, đồng thời phát triển năng lực toán học một cách toàn diện.

Toán học chính là bộ môn có thể rèn luyện IQ, cải thiện độ nhạy bén và khả năng xử lý thông tin của bé. Nếu phụ huynh quan tâm đến việc phát triển tư duy cho con và muốn tìm hiểu chương trình toán tiểu học giúp khai thác và thúc đẩy tư duy của bé nhưng chưa biết nên cho con học ở đâu, hãy liên hệ với BrainTalent để được tư vấn và đăng ký lộ trình học phù hợp cho bé.

>>> Xem thêm: Tầm Quan Trọng Của Môn Toán Ở Tiểu Học Đối Với Trẻ!