Nhượng quyền thương hiệu là gì? Tại sao phải nhượng quyền thương hiệu? Đây có phải là vấn đề mà bạn đang quan tâm? Ngoài việc làm rõ về khái niệm của nhượng quyền, bạn cần phải hiểu rõ về các hình thức nhượng quyền thương hiệu và 6 chiến lược phát triển thương hiệu tuyệt vời nhất. Cụ thể ra sao? Cùng tìm hiểu ngay sau đây bạn nhé!
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền là một phương thức mà doanh nghiệp, tập thể hay cá nhân cho phép một chủ thể khác kinh doanh sản phẩm hoặc mô hình dưới tên thương hiệu của mình; bên cạnh đó là có thu phí trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Doanh nghiệp cấp phép sử dụng được gọi là doanh nghiệp nhượng quyền. Cá nhân hay doanh nghiệp mua quyền sử dụng thương hiệu được gọi là đối tác nhận nhượng quyền.
Ngày nay, mô hình nhượng quyền được áp dụng dụng cực kỳ rộng rãi trong nhiều ngành như toán trí tuệ, đồ uống, ẩm thực, vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất.

Bất kỳ ngành nghề có tài sản sở hữu trí tuệ và kinh doanh hiệu quả thì đều có thể tham gia vào hình thức và mô hình nhượng quyền này
Các hình thức nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền mô hình kinh doanh
Bên nhượng quyền mô hình kinh doanh sẽ được sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Điểm khác biệt và quan trọng trong mô hình này đó là nên nhận nhượng quyền sẽ được đầu tư, được hướng dẫn vận hành và được hỗ trợ về marketing sản phẩm hoặc dịch vụ.
Đối với hình thức này, bên nhượng quyền sẽ thiết lập và cung cấp một kế hoạch cũng như quy trình thực hiện chi tiết về các hoạt động kinh doanh; cung cấp việc đào tạo, chuyển giao cũng như hỗ trợ liên tục đối với mục tiêu kiểm soát chất lượng. Hình thức nhượng quyền với mô hình kinh doanh chính là hình thức nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay trong tất cả các hình thức nhượng quyền.

Đặc biệt như nhận nhượng quyền toán trí tuệ tại Braintalent
Nhượng quyền thương hiệu dạng đầu tư
Đối với nhượng quyền đầu tư dự án, chúng luôn cần có quy mô lớn. Đòi hỏi vốn đầu tư lớn như những dự án về khu công nghiệp, bất động sản, nhà hàng lớn, khách sạn,… Các bên nhận nhượng quyền đầu tư sẽ tham gia góp vốn và đứng vào đội ngũ quản lý để có thể vận hành công việc kinh doanh. Bên cạnh đó là tạo ra lợi tức từ các khoản đầu tư ban đầu của mình. Sau đó sẽ thu hồi vốn và gia tăng được các tỷ lệ lợi nhuận.
Nhượng quyền sản phẩm hoặc phân phối sản phẩm
Hình thức nhượng quyền này được dựa trên nền tảng là sản phẩm. Chúng được tạo dựng dựa trên mối quan hệ giữa nhà sản xuất và các đại lý phân phối. Tại hình thức này, bên nhượng quyền sẽ cấp phép nhãn hiệu của mình nhưng không cung cấp toàn bộ, chỉ cung cấp một phần.
Bên cạnh đó là hướng dẫn hệ thống kinh doanh, vận hành doanh nghiệp. Hình thức này được sử dụng chủ yếu tại những ngành hàng và những sản phẩm lớn như phụ tùng, sửa chữa ô tô, ô tô, máy bán hàng tự động, xe đạp, máy vi tính, các thiết bị gia dụng, xe máy, …

Nhượng quyền thương hiệu sản phẩm
Nhượng quyền chuyển đổi
Hình thức nhượng quyền này rất phù hợp với các doanh nghiệp đã có chi nhánh hoạt động hiệu quả; tối thiểu là 6 chi nhánh. Bên cạnh đó là có mục tiêu phát triển thương hiệu rộng lớn tại những địa điểm của bên nhượng quyền.
Chúng đã có sự hoạt động ổn định và có doanh thu thu tốt. Có thể chuyển đổi những địa điểm này cho bên nhận nhượng quyền và nhượng lại cơ sở vật chất, cửa hàng, con người cho bên nhận. Hiểu nôm na, hình thức này sẽ yêu cầu bên nhận nhượng quyền đầu tư hoặc trực tiếp tham gia quản lý địa điểm đã có sẵn với doanh thu ổn định.
Nhượng quyền công việc
Đây là một hình thức nhượng quyền thương hiệu với vốn đầu tư khá thấp. Bên nhận nhượng quyền sẽ là một cá nhân hoặc doanh nghiệp tại những địa phương; muốn bắt đầu công việc kinh doanh và điều hành doanh nghiệp riêng của mình.
Bên nhận nhượng quyền sẽ phải mua một vài những trang thiết bị, sản phẩm và phương tiện với mục tiêu đáp ứng cũng như hoàn thành tốt các công việc. Một số dịch vụ thuộc nhóm này sẽ bao gồm đại lý du lịch, đại lý vé máy bay, xe bán cà phê, dịch vụ vệ sinh và sửa chữa máy lạnh, dịch vụ sửa chữa và lắp đặt, dịch vụ vận chuyển, bất động sản, tổ chức các sự kiện hoặc các khu vui chơi dành cho trẻ em, …
Lợi ích của nhượng quyền thương hiệu
Để có thể giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh, các nhà đầu tư thường lựa chọn mô hình nhượng quyền thương hiệu. Khi nhận nhượng quyền thương hiệu từ một bên khác, nhà đầu tư sẽ được phép sử dụng thương hiệu và hình ảnh đã có chỗ đứng trên thị trường. Yếu tố này sẽ giúp cho mô hình của bạn có được độ tin cậy cao cùng một nguồn khách hàng thân thiết.
Bên cạnh đó, tùy vào hình thức nhượng quyền thì bên nhận nhượng quyền sẽ được hướng dẫn vô cùng chi tiết về quy trình vận hành, về công nghệ sản xuất, về các chiến lược kinh doanh, được hỗ trợ đào tạo nhân viên và các bí quyết về sản phẩm, dịch vụ. Từ đó giúp quá trình kinh doanh được đảm bảo hiệu quả nhiều hơn. Bên nhận nhượng quyền sẽ được ưu đãi khi mua nguyên liệu, dịch vụ, sản phẩm từ chính đơn vị nhượng quyền.

Chính sách này sẽ giúp cho các bạn giảm thiểu được các chi phí sản xuất và gia tăng được lợi nhuận của mình một cách nhanh nhất
Lời kết
Hy vọng những thông tin về nhượng quyền thương hiệu trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhận nhượng quyền là gì; và tại sao phải nhận nhượng quyền. Và nếu như bạn đang tìm kiếm cho mình một mô hình nhượng quyền có đầy đủ các quy trình được hướng dẫn từ A đến Z; được hỗ trợ tuyệt đối, hãy liên hệ ngay hôm nay với BrainTalent để được tư vấn sớm nhất bạn nhé.