Thế Nào Là Chính Sách Xúc Tiến Thương Mại Trong Giáo Dục?
Nếu như bạn đã làm trong lĩnh vực kinh doanh thì có lẽ đã không còn quá xa lạ với thuật ngữ “promotion” rồi nhỉ? Vậy “promotion là gì”? Chiêu thị là thế nào? Tuy nhiên làm sao chúng ta có thể áp dụng các chính sách xúc tiến thương mại vào giáo dục? Một số điều lệ pháp luật mà bạn cần chú ý đến là gì? Hãy cùng điểm qua cùng với BrainTalent nhé!

Xúc tiến thương mại là gì?

Tuy nhiên để có thể hiểu được rõ hơn về cách áp dụng chính sách xúc tiến thương mại vào giáo dục, chúng ta cần phải nắm được các khái niệm cơ bản của phạm trù này.

Khái niệm

Xúc tiến thương mại (Promotion) hay chúng ta vẫn gọi là chiêu thị. Đây là một hoạt động trong kinh doanh, cụ thể là mảng marketing. Nếu như bạn đã biết về marketing mix, công thức phổ biến nhất và được áp dụng rộng rãi nhất tại mảng này đó chính là marketing mix 4P:

  • Product
  • Price
  • Promotion
  • Place

Thông thường để có thể kích thích tiêu dùng của người mua, chiêu thị sẽ bao gồm các công việc sau đây:

  • Giảm giá sản phẩm/ dịch vụ
  • Tặng kèm khi mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp
  • Các sản phẩm dùng thử, dịch vụ trải nghiệm
  • Tiến hành các buổi công bố, giới thiệu sản phẩm
  • Hỗ trợ truyền thông, các phương thức tài trợ, quảng cáo

Có thể nhìn đấy đây là phạm trù công việc vận hành của các việc chiêu thị là khá rộng lớn. Tuy nhiên để tìm được một phương pháp hiệu quả để có thể kích thích nhu cầu, sự mua của người tiêu dùng quả thì lại là một vấn đề không dễ để giải quyết được.

<yoastmark class=

Vai trò xúc tiến thương mại

Thế vai trò của xúc tiến của tiến thương mại là gì?

  • Giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ mới đến với khách hàng tiềm năng.
  • Gợi nhớ, duy trì độ nhận diện cho sản phẩm/ dịch vụ hiện có.
  • Định vị hoặc tái định vị hình ảnh sản phẩm/ dịch vụ, nhóm sản phẩm/ dịch vụ
  • Chăm sóc khách hàng, xây dựng mối quan hệ thông qua việc
    • Giải đáp thắc mắc
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Giải quyết các vấn đề hậu mãi. Cung cấp dịch vụ sau bán.

Nhưng nhìn chung, vai trò của xúc tiến thương mại đều hướng đến một mục tiêu cuối cùng đó chính là kích thích tiêu dùng và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Ví dụ về xúc tiến thương mại

Thế nhưng chỉ với khái niệm hay vai trò của xúc tiến thương mại thôi là chưa đủ. Để hiểu hơn về chúng, hãy cùng điểm qua một số ví dụ về xúc tiến thương mại thông qua các case study nổi tiếng nhé!

  • Ví dụ về xúc tiến thương mại của Coca Cola

Có lẽ chúng ta không thể quên vào khoảng năm 2014 với chiến dịch in tên lên vỏ lon của ông lớn Coca Cola tại thị trường Việt Nam. Đây chính là ví dụ điển hình nhất cho việc kích thích tiêu dùng. Bạn có thể thấy rõ thời gian đó không ít người lao ra các siêu thị, tiệp tạp hóa nhằm tìm được lon in tên mình và check in cùng với chúng. Nhờ vậy, doanh thu của Coca Cola trong thời điểm đó cũng tăng vọt. Và cùng với những tấm hình check in, đây chính là một cách quảng bá và lan truyền hình ảnh của thương hiệu một cách gián tiếp nhưng vô cùng hiệu quả.

  • Ví dụ về xúc tiến thương mại của Kinh Đô

“Tết là để trở về”, “Tết đoàn viên”, “Tết sum họp” hay nhất là “Thấy Kinh Đô là thấy Tết”. Tất cả những câu nói trên đã được thương hiệu bánh kẹo này khắc sâu vào tâm trí chúng ta. Và Kinh Đô đã làm được như vậy là thông qua xúc tiến thương mại, cụ thể là các đoạn TVC ngắn trên các kênh truyền hình. Các TVC được trau chuốt từ kịch bản, hình ảnh đến cả giai điệu.

Chiến dịch in tên lên vỏ lon của Coca Cola
Chiến dịch in tên lên vỏ lon của Coca Cola thành công ngoài mong đợi tại thị trường Việt Nam.

Áp dụng chính sách xúc tiến thương mại vào giáo dục

Vậy làm sao chúng ta có thể áp dụng chính sách xúc tiến thương mại vào ngành kinh doanh dịch vụ giáo dục?

Pháp luật về xúc tiến thương mại

Việc đầu tiên bạn cần phải nắm đó chính là các pháp luật về xúc tiến thương mại. Cụ thể nhất là một trong những nguyên tắc phổ biến nhất sau đây:

  • Việc tổ chức chương trình, chiến dịch khuyến mãi đảm bảo
    • Tính hợp pháp
    • Tính trung thực
    • Tính công khai và minh bạch
    • Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Ví dụ: Người tiêu dùng, nhân viên doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh, đối tác,…
  • Doanh nghiệp chủ quản chương trình, chiến dịch khuyến mãi phải đảm bảo
    • Đầy đủ quà tặng cho khách hàng theo thông tin đã quảng bá
    • Giải quyết các vấn đề xảy ra (nếu có) liên quan đến chiến dịch
  • Không so sánh trực tiếp với đối thủ cạnh tranh trực tiếp, tiềm ẩn,…
  • Không sử dụng kết quả xổ số trong chiến dịch. Đặc biệt là các chương trình khuyến mại tặng quà ngẫu nhiên, trúng thưởng,…
  • Không trực tiếp, gián tiếp yêu cầu khách hàng từ bỏ, trao đổi sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp khác để lấy được phần thưởng, giảm giá,…

Ngoài ra, để tham khảo kỹ hơn pháp luật về xúc tiến thương mại, các bạn có thể tham khảo các nguồn luật sau đây:

  • Nghị định số 81/2018/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động chiêu thị.
  • Điều 3, 88, 92, 102 Luật Thương mại 2005.
Một số nguồn luật tham khảo về chiêu thị
Một số nguồn luật tham khảo về chiêu thị.

Thông qua nhượng quyền thương hiệu

Có thể thấy để có thể đưa ra và áp dụng được các chính sách khuyến mại quả là một điều không hề dễ dàng cho tất cả các ngành chứ không riêng lĩnh vực giáo dục. Vậy nên hiện nay, một trong những cách kinh doanh thức đơn giản nhất dành cho các doanh nghiệp đó chính là nhượng quyền thương hiệu.

Nhượng quyền thương hiệu là một trong những giải pháp hàng đầu cho các doanh nghiệp còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm vận hành. Vì mọi chu trình hay cơ sở vật chất đều sẽ được đảm bảo cung cấp từ công ty mẹ. Trong đó bao gồm cả chính sách xúc tiến thương mại mà bạn vẫn đang loay hoay.

Đặc biệt đối với nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực giáo dục cho trẻ, hiện nay BrainTalent là cái tên được nhắc đến nhiều nhất bởi chất lượng và uy tín mà trung tâm mang lại. Tham gia trở thành đơn vị nhượng quyền cùng BrainTalent, bạn sẽ có cơ hội tham gia vào chuỗi hệ thống giảng dạy toán trí tuệ có hơn 10 năm kinh nghiệm và hàng loạt lợi ích:

  • Sử dụng thương hiệu BrainTalent đi đôi với chất lượng và uy tín.
  • Đảm bảo được cung cấp quy trình, hệ thống.
  • Được hỗ trợ quá trình tuyển dụng và đào tạo nhân viên
  • Cung cấp đầy đủ giáo án, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giảng dạy.

Đọc thêm: Kế Hoạch Kinh Doanh Giáo Dục Bách Chiến Bách Thắng

Nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực giáo dục cùng BrainTalent
Nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực giáo dục cùng BrainTalent.

Tổng kết

Trên là những thông tin xoay quanh việc tìm hiểu về những chính sách hay pháp luật về chiêu thị. Mong là những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất với nguồn lực và khả năng của bản thân. Mọi tin chi tiết về tư vấn nhượng quyền, hãy liên hệ ngay với BrainTalent để được hỗ trợ từ A đến Z nhé!