Trẻ Bị Trầm Cảm Dấu Hiệu Như Thế Nào?
Trầm cảm được xem là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và nó xảy ra ở mọi lứa tuổi; không chỉ ở người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể bị trầm cảm. Trầm cảm không phải là một biểu hiện tâm lý thông thường mà nó là cả một vấn đề đáng báo động hiện nay, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này sẽ thường xuyên xuất hiện ở trẻ vị thành niên. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ cực kỳ nghiêm trọng cho sự phát triển về mặt tâm lý của trẻ. Vậy những dấu hiệu của bệnh trầm cảm là gì và phải làm sao khi trẻ em bị trầm cảm? Cùng BRAINTALENT giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây nhé!
Hệ luỵ cực kỳ nguy hiểm của việc bị bệnh trầm cảm ở trẻ nếu không phát hiện sớm dấu hiệu
Theo nhiều nghiên cứu khoa học về tâm lý trên thế giới đã chỉ ra rằng; trầm cảm được xem là một căn bệnh nan y về mặt tâm lý và khó có thể chữa trị được; nếu chúng ta bỏ rơi người bị bệnh trầm cảm lại một mình; đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Cụ thể hơn, trong những sự kiện nóng hổi gần đây tại trên các trang mạng xã hội; đã có rất nhiều vụ án trẻ em tự tử vì bệnh trầm cảm gây ra.
Trước đó, vào tháng 2 tại TPHCM một học sinh THPT cũng đã nhảy lầu vì những kỳ vọng quá lớn từ phía gia đình và các vấn đề khó khăn trong học tập; sau giai đoạn cao điểm phải học online vì dịch COVID-19. Trước khi tự mình quyên sinh, em đã từng là một học sinh rất giỏi trong nhiều năm liền; và có dấu hiện của bệnh trầm cảm. Trầm cảm, chúng không chỉ xuất phát từ những áp lực trên ghế nhà trường; mà đôi khi, áp lực lớn nhất mà con trẻ cảm nhận được lại xuất phát từ chính gia đình và bố mẹ của mình.
Những dấu hiệu của trẻ em khi bị bệnh trầm cảm
Như đã đề cập ở trên, trầm cảm là một căn bệnh thiên về tâm lý học nên dấu hiệu của chúng sẽ được thể hiện thông qua nhiều cách khác nhau, tuỳ vào tâm trạng và vấn đề mà trẻ em đang gặp phải. Tuy nhiên, có thể thấy triệu chứng chính của bệnh trầm cảm chủ yếu xoay quanh ở những nỗi buồn và những nỗi tuyệt vọng vô định mãi không tìm thấy lối ra.
Mệt mỏi, vận động chậm chạp và có dấu hiệu giảm năng lượng |
Khi trẻ có biểu hiện mệt mỏi ra ngoài, ngại vân động và dành nhiều thời gian hơn vào việc chơi game, ở một mình và không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. |
Phàn nàn về cơ thể |
Trẻ sẽ thường hay có thói quen phàn nàn như đau bụng, đau đầu không có lý do và hay thay đổi cảm xúc thất thường. Ngoài ra, dấu hiệu của trẻ em khi bị mắc bệnh trầm cảm chính là trẻ sẽ từ chối và không đáp ứng với việc điều trị. |
Nét mặt buồn |
Các cảm xúc trên gương mặt tắt dần đi mà thay vào đó là những nét đượm buồn triền miên. Khi sắc và sắc mặt của trẻ ngày một giảm dần. |
Giảm khả năng hoạt động |
Trầm cảm còn bộc lộ ở dấu hiệu trẻ sẽ mất dần đi sự thích thú và mong muốn tham gia các hoạt động, sự kiện cùng với gia đình hoặc bạn bè, trường học và những hoạt động ngoại khoá khác mà thậm chí trước đây bé đã từng thích rất nhiều. |
Thay đổi trong cách ăn uống |
Con trẻ sẽ thường có biểu hiện ăn khá nhiều hoặc ăn khá ít khi mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, dấu hiệu dễ thấy nhất chính là trẻ sẽ thường hay chán ăn vì đây cũng là cách để giảm stress. |
Những thay đổi trong giấc ngủ cũng chính là dấu hiệu báo động trẻ em đang bị trầm cảm |
Các bé sẽ thường có dấu hiệu ngủ nhiều đột xuất hoặc ít hơn hẳn so với ngày thường. Và khi mất ngủ, trẻ thường sẽ có thói quen suy nghĩ nhiều trước khi đi vào sâu giấc. |
Kêu la, khóc lóc vô cớ |
Trầm cảm sẽ khiến trẻ mang nặng tâm lý sợ sệt và nhạy cảm với mọi thứ đang diễn ra xung quanh. Do đó mà dấu hiệu nhận biết bị bệnh trầm cảm cụ thể nhất chính là trẻ thường hay la ó và khóc lóc vô cớ. |
Khó tập trung, suy giảm trí nhớ |
Biểu hiện cụ thể nhất chính là kết quả học tập của con bị giảm sút một cách rõ rệt. Thế nhưng, bố mẹ không hiểu được vấn đề cốt lõi và luôn tạp áp lực, gây gánh nặng cho con cái |
Kích động hoặc giận dữ là dấu hiệu rõ nhất khi trẻ bị trầm cảm |
Cảm xúc của các bé thường sẽ thay đổi thất thường. Khi thì cáu gắt, hung dữ. Khi thì dịu dàng, hiền lành. |
Liên tục cảm giác buồn chán, tuyệt vọng |
Các bé thường sẽ mang trong mình những nỗi buồn và sự tuyệt vọng không lối thoát; không tự tin trước những việc mình làm. |
Trầm cảm khiến trẻ có dấu hiệu bị hạn chế thu rút với xã hội |
Trầm cảm sẽ khiến trẻ em sợ tiếp xúc với các bạn, ngại nói chuyện, giao tiếp, thu mình với thế giới xung quanh. Dành thời gian cho Game và các công việc cá nhân nhiều hơn. |
Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi |
Điều này thể hiện ở chỗ khi bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con gái, khi không làm được, con trẻ sẽ rất dễ mang cảm giác bản thân tội lỗi nặng nề. |
Ảo giác là những dấu hiệu cấp bách khi trẻ bị trầm cảm |
Thường nghe thấy tiếng người lạ trong đầu, sai khiến mình tự tử, hoặc mắng chửi, chê trách hoặc tự trách móc bản thân |
Suy nghĩ kém |
Sau một thời gian dài, khả năng tập trung và khả năng tư duy sẽ giảm dần. |
Đây được xem là những dấu hiệu cơ bản thể hiện triệu chứng của trẻ em khi bị mắc bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, tuỳ vào tâm lý của mỗi trẻ mà từng trẻ sẽ có những dấu hiệu khác nhau; và không bao gồm toàn bộ những dấu hiệu trên. Bố mẹ cần lưu ý giúp con vượt qua thời kỳ khó khăn nhất trong cuộc đời con trẻ.
Đừng bao giờ để trẻ con phải tự mình vượt qua những nỗi sợ tâm lý của chính mình. Trầm cảm thật sự rất khó chữa. Chính vì thế mà hơn ai hết; bố mẹ là người các em cần nhất trong lúc này; để có thể vươn lên và vượt qua những cám dỗ nguy hiểm mà căn bệnh quái ác này gây ra.
Tổng kết
Trầm cảm không đơn thuần chỉ là một loại bệnh; mà nó còn là con dao 2 lưỡi khiến chúng ta; đặc biệt là trẻ em có thể tự kết liễu mạng sống của mình bất cứ lúc nào; nếu không được chữa trị kịp thời. Là bố mẹ, miễn con hạnh phúc thì mình cũng sẽ hạnh phúc. Đừng bao giờ đặt quá nhiều áp lực lên con trẻ mà hãy thấu hiểu chúng cần gì, làm gì và muốn gì.
Bạn đừng nghĩ rằng bệnh tâm lý có thể chữa trị được. Không, điều này hoàn toàn sai. Bệnh tâm lý là một căn bệnh thật sự rất nặng, nó không khác gì một căn bệnh ung thư cả. Nếu để lâu, nó vẫn có thể sẽ dẫn đến chết người như những trường hợp cụ thể trên. Chính vì điều đó, nếu trẻ có những dấu hiệu của việc bị bệnh trầm cảm ở giai đoạn nhẹ, bố mẹ cần quan tâm và phối hợp cùng con vượt qua khỏi giai đoạn khó khăn này.
Qua những thông tin vừa chia sẻ, BRAINTALENT hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích về những dấu hiệu của trẻ em khi bị mắc bệnh trầm cảm; để rồi từ đó có cách xử lý kịp thời. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hoặc giải đáp các thắc mắc liên quan một cách nhanh nhất nhé!