Trẻ Bị Viêm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Viêm họng là một chứng bệnh thường xảy ra ở trẻ. Nhiều bậc phụ huynh thường cho rằng đây là chứng bệnh thường gặp và có thể tự khỏi được. Tuy nhiên, viêm họng ở trẻ nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vậy, trẻ bị viêm họng phải làm sao? Những dấu hiệu trẻ bị viêm họng thường gặp là gì? Trẻ bị viêm họng có tự khỏi không và trẻ bị viêm mũi họng bao lâu thì khỏi? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được giải đáp sau bài viết dưới đây. Cùng BrainTalent tham khảo bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Viêm Họng Ở Trẻ Là Gì? Những Dấu Hiệu Trẻ Bị Viêm Họng Thường Gặp?
Bệnh Viêm Họng Ở Trẻ Là Gì?
Viêm họng ở trẻ em hay còn được gọi là cảm mạo thông thường ở trẻ. Viêm họng là tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm ở cổ họng hoặc mũi, hầu của trẻ em.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em dười 3 tuổi có thể mắc viêm họng 4 – 6 lần/năm; trẻ bị viêm họng ở tuổi đã đến trường thường xảy ra 6 – 10 lần/năm. Viêm họng thường xảy ra ngay giai đoạn chuyển mùa học những tháng trời lạnh. Thông thường, bệnh chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời hoặc không đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, khó lường như: Viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, viêm cầu thận cấp…
Nguyên Nhân Khiến Trẻ Bị Viêm Họng
Nguyên nhân thông thường khiến trẻ bị viêm họng là do sự xâm nhập của virus. Hầu hết các loại virus như Adeno Virus, Rhino Virus, liên cầu khuẩn… là tác nhân chính gây nên viêm họng ở trẻ. Chúng làm suy giảm sức đề kháng trẻ bằng cách gây rối loạn các hoạt động của mũi. Từ đó, chúng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn.
Nếu bạn muốn phát triển cả sức đề kháng lẫn trí não cho trẻ hãy cung cấp môi trường sống tốt nhất cho trẻ bởi lẽ môi trường sống cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng. Trẻ sống trong môi trường sống bị ô nhiễm thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Đồng thời, một số tác nhân khác kể đến như:
- Sự biến đổi thất thường của thời tiết: sáng nắng chiều mưa, nhiệt độ hạ thấp nhanh chóng;
- Môi trường sống ô nhiễm, không khí khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá;
- Trẻ đang trong quá trình cai sữa hoặc tập ăn dặm;
- Không gian sống ẩm mốc, không sạch sẽ;
- Tiếp xúc với lông của các loại vật nuôi…
Những tác nhân này cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng ở trẻ. Bậc phụ huynh cần chú ý kỹ để phòng ngừa bệnh cho trẻ thật tốt.
Những Dấu Hiệu Trẻ Bị Viêm Họng Thường Gặp
Dấu hiệu trẻ bị viêm họng đầu tiên thường có cảm giác mệt mỏi, đau họng, sổ mũi và ho. Khi trẻ mới bị bệnh thì dịch mũi thường ở dạng lỏng trong suốt và không có mùi. Ngoài ra còn có ít nhờn chảy ra khỏi mũi hoặc chảy xuống cổ họng trẻ. Biểu hiện sau đó thì dịch mũi sẽ dần đặc hơn và có màu xanh hoặc vàng. Dịch mũi chảy từ hệ thống xoang qua mũi xuống thành sau họng, dịch mũi sẽ có mùi tanh hôi. Tình trạng này sẽ gây ngứa, đau họng và ho ở trẻ.
Các dấu hiệu bệnh viêm họng ở trẻ khác có thể kể đến khi bệnh diễn biến nặng như: Chảy nước mắt, gây sốt cao, hắt hơi liên tục…
Thường thì trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh chưa biết cách biểu hiện triệu chứng viêm họng. Thông thường khi trẻ bị viêm họng sẽ quấy khóc, chán ăn và chán bú nhiều hơn bình thường. Trẻ thường xuyên chảy dịch mũi cũng là đặc trưng biểu hiện để nhận biết bệnh viêm họng.
Trẻ Bị Viêm Họng Phải Làm Sao?
Nhiều bậc phụ huynh vẫn còn chưa biết cách xử lý khi trẻ xuất hiện tình trạng viêm họng. Thông thường họ sẽ nghĩ đây chỉ là cảm mạo và trẻ có thể tự khỏi. Vậy, trẻ bị viêm họng có tự khỏi không? Câu trả lời ở đây là không. Như đã giải thích ở trên, viêm họng cần được điều trị kịp thời và đúng cách. Nếu bạn không kịp thời điều trị cho trẻ thì có thể dẫn đến các biến chứng khó lường. Sau đây sẽ là cách chăm sóc trẻ cho các bậc phụ huynh khi trẻ bị viêm họng.
Vệ Sinh Mũi Họng Cho Trẻ Nhỏ
Những ngày đầu phát bệnh, trẻ sẽ có dấu hiệu nghẹt mũi nhẹ và chảy dịch mũi lỏng. Lúc này, mẹ vệ sinh cho bé bằng nước muối sinh lý 0.9% 4 – 5 lần/ ngày. Nếu dịch mũi của trẻ đặc, mẹ nên nhỏ 2-3 giọt nước muối vào để làm mềm gỉ mũi. Sau đó, mẹ dùng tăm bông hoặc khăn mềm lau đi gỉ mũi cho trẻ.
Trong trường hợp trẻ tiết quá nhiều gỉ mũi đặc, mẹ nên dùng dụng cụ để hút mũi cho bé. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cách này vì có thể gây tổn thương niêm mạc của trẻ. Đối với các trẻ lớn hơn thì mẹ hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách là được.
Lưu ý: Các dụng cụ vệ sinh mũi cho bé cần đảm bảo vệ sinh hay được khử khuẩn cẩn thận. Các loại khăn giấy, tăm bông, khăn xô… chỉ nên sử dụng 1 lần, không nên trở mặt khăn để sử dụng lại cho bé.
Hạ Sốt Cho Trẻ Bị Viêm Họng
Triệu chứng sốt cao có thể xảy ra ở trẻ bị viêm họng, vì thế mẹ cần hết sức lưu ý đến. Mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi cho bé sử dụng thuốc hạ sốt để có thể hạn chế các tác dụng phụ mà thuốc có thể gây ra cho bé (nếu có).
Đưa Trẻ Đến Trung Tâm Y Tế Điều Trị
Đa phần các trường hợp trẻ bị viêm họng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên. Trong một số trường hợp trẻ sẽ xuất hiện các biểu hiện, biến chứng thất thường. Lúc này, phụ huynh nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để được can thiệp y tế kịp thời. Các trường hợp có thể kể đến như:
- Sốt cao kéo dài, không có dấu hiệu hạ sốt khi đã dùng nhiều phương pháp hạ sốt, bao gồm thuốc hạ sốt;
- Trẻ dưới 3 tuổi sốt cao dẫn đến tình trạng hôn mê;
- Ho dữ dội, thở gấp hoặc có biểu hiện khó thở;
- Nôn ói, xảy ra tiêu chảy kéo dài;
- Tai bắt đầu có dấu hiệu chảy mủ;
- Các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 ngày điều trị…
Trẻ Bị Viêm Mũi Họng Bao Lâu Thì Khỏi?
Trong vòng 1-2 ngày sau khi nhiễm tác nhân gây bệnh thì bệnh viêm họng ở trẻ sẽ khởi phát. Tình trạng bệnh của trẻ sẽ tiến triển khác nhau tuỳ tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hay virus. Thông thường, nếu trẻ được chăm sóc và điều trị tốt thì viêm họng ở trẻ do Virus gây nên sẽ kéo dài 5-7 ngày và dần biến mất các triệu chứng sau đó.
Cách Phòng Tránh Bệnh Viêm Họng Cho Trẻ Nhỏ
Trẻ bị viêm họng thường xảy ra khi bị virus có trong không khí xâm nhập vào cơ thể. Thường thì hoạt động ho, xì mũi hay nói chuyện của người bệnh có thể lây lan virus cho bé. Vì thế, phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau để tránh bệnh viêm họng cho bé:
- Tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng khử khuẩn;
- Tránh để bé tiếp xúc với người đang mắc hoặc có dấu hiệu của bệnh viêm mũi họng;
- Vệ sinh an toàn không gian sống, khu vực vui chơi và đồ chơi của bé thật cẩn thận;
- Không cho bé dùng chung vật dụng các nhân với người khác;
- Khi ho, hắt hơi, xì mũi…, bé cần dùng giấy hoặc tay che miệng, mũi. Sau đó vứt giấy vào thùng rác và rửa tay bằng xà phòng ngay lập tức.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho bé theo khuyến cáo của Bộ Y tế;
- Thường xuyên vệ sinh miệng và mũi cho bé bằng nước muối sinh lý;
- Bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho bé nhằm nâng cao sức đề kháng cho bé;
- Giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết trở lạnh, đặc biệt là vùng ngực, cổ, bàn chân và bàn tay;
- Đảm bảo môi trường sống cho bé, không ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt là khói thuốc là.
Tạm Kết
Viêm họng ở trẻ là bệnh lý thông thường có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, cần cho trẻ có chế độ ăn nghỉ hợp lý và đầy đủ trong thời gian bệnh. Trẻ bị viêm họng phải làm sao? Trẻ bị viêm mũi họng bao lâu thì khỏi? Trẻ bị viêm họng có tự khỏi không? BrainTalent vừa giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến trẻ bị viêm họng. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích bạn trong quá trình chăm sóc con trẻ. Theo dõi BrainTalent trong những bài viết sắp tới để nhận được nhiều thông tin bổ ích khác nhé!