trò chơi dân gian toán học dễ nhất

Trò chơi dân gian với toán học là phương pháp giáo dục “học mà chơi, chơi mà học” bổ ích, thích hợp cho trẻ em mọi lứa tuổi. Trong bài viết hôm nay, BrainTalent sẽ gửi đến ba mẹ một số trò chơi dân gian với toán học đơn giản dễ nhất mà ba mẹ có thể áp dụng trong giáo dục trẻ. Mời ba mẹ cùng tìm hiểu nhé!

Trò chơi dân gian với toán học đơn giản là mẹo hay giúp ba mẹ dạy bé học toán
Trò chơi dân gian với toán học đơn giản là mẹo hay giúp ba mẹ dạy bé học toán

Những trò chơi dân gian toán học dễ nhất

Trò chơi dân gian với toán học chắc hẳn không còn quá xa lạ với trẻ em 8x, 9x. Nhưng dần bị quên lãng do ngày nay trẻ nhỏ tiếp cận với các thể loại game online nhiều hơn. Liệu có phải do chúng không đủ sức hấp dẫn, hay đã quá lỗi thời không còn phù hợp với trẻ em thời hiện đại? Câu trả lời chắc chắn là không.

Thực tế, trẻ em ngày nay không biết đến những trò chơi toán học trong dân gian một phần cũng vì chưa trải nghiệm đủ nhiều, không có người hướng dẫn và chơi cùng. Vậy tại sao ba mẹ không thử hướng dẫn trẻ cách chơi đầy thú vị, tạm gác lại việc dán mắt vào màn hình máy tính, điện thoại.

Hãy bắt đầu từ những trò chơi dân gian với toán học dễ nhất và cực kỳ đơn giản sau đây nhé, chắc chắc các bé sẽ cực kỳ thích thú đấy.

Oẳn tù tì

Oẳn tù tì được coi là trò chơi dân gian với toán học dễ nhất, phổ biến nhất mà ai cũng biết đến, có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng phản xạ, nhạy bén và tập đếm số cơ bản. Trò chơi này áp dụng ở mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có từ 2 người là có thể chơi được.

Trò oẳn tù tì quen thuộc từ xưa đến nay
Trò oẳn tù tì quen thuộc từ xưa đến nay

Những vật dụng được thể hiện thông qua các ngón tay:
Cái Búa: Nắm hết các ngón tay lại
Cái Kéo: Xòe 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa lại), còn lại 3 ngón (ngón cái, ngón áp út và ngón út) thì nắm lại
Cái Bao: Ngược lại với Búa, xòe cả 5 ngón tay ra.

Cách chơi: Người chơi đồng thanh đọc: “Oẳn tù tì ra cái gì ra cái này”; và đồng thời cùng xòe tay ra một lúc. Quy tắc chiến thắng sẽ là: Cái Búa đập cái Kéo, cái Kéo cắt cái Bao còn cái Bao thì chùm được cái Búa. Nếu người chơi ra dấu hiệu giống nhau thì trận đấu hòa; tiếp tục chơi cho đến khi có người chiến thắng.

Trò chơi dân gian với toán học bổ ích – Chơi năm mười (trốn tìm)

Cách chơi vô cùng đơn giản. Số lượng người chơi từ 3 người trở lên. Tự chọn ra hoặc để công bằng thì oẳn tù tì để chọn người bị (người đi tìm). Người bị sẽ úp mặt vào tường và bắt đầu đếm số (cách 5) từ “Năm, mười, mười lăm, hai mươi,..”. tăng dần cho đến một trăm và bắt đầu đi tìm. Trong thời gian này, những người chơi còn lại sẽ đi trốn. Lưu ý tìm chỗ trốn thật kỹ để người bị không tìm thấy; nếu ai bị người đi tìm phát hiện ra sẽ là người bị tiếp theo. Ngược lại, người chơi có thể chiến thắng bằng cách chạy về đích (nơi người đi tìm úp vào tường lúc bắt đầu); không bị người đi tìm chạm vào là giành chiến thắng.

Trò chơi trốn tìm
Trò chơi trốn tìm

Trò chơi dân gian toán học này là cách dễ nhất để bé tập làm quen với các con số một cách tự nhiên nhất mà chẳng cần bị ép học.

Cua cắp

Đây là trò chơi dân gian toán học giúp trẻ rèn luyện kỹ năng phân loại, đếm số và so sánh số lượng.
Cách chơi: Oẳn tù tì xác định ai là người đi trước. Người đi sẽ bốc 10 viên sỏi lên rồi thả xuống đất. Sau đó, đan 10 ngón tay vào nhau và nắm lại; chỉ để duỗi thẳng hai ngón tay làm càng cua. Người chơi lần lượt dùng “càng cua” để cắp từng viên sỏi; nhưng không được để tay chạm viên sỏi khác; nếu để chạm vào sẽ phải nhường lượt chơi cho người tiếp theo. Cắp sao cho hết sỏi hoặc quy định thời gian; ai là người cắp được nhiều sỏi nhất là người chiến thắng.

Trò chơi cua cắp
Trò chơi cua cắp

Ô ăn quan

Tuổi thơ của thế hệ trẻ 8X 9X nhất định sẽ biết đến trò chơi dân gian toán học này. Ngoài tính giải trí, tiện dụng, dễ chơi, ô ăn quan còn rất bổ ích; giúp trẻ học cách đếm số và phát triển khả năng suy đoán, tưởng tượng.

Cách chơi: Trò chơi có 2 người chơi. Vẽ 1 hình chữ nhật, chia hình thành 10 ô vuông; mỗi bên 5 ô đối xứng nhau, những ô vuông này gọi là ô quân. Đặt vào ô quân những viên sỏi nhỏ, mỗi ô 5 quan. Tiếp đến, vẽ 2 hình bán nguyệt hướng ra phía ngoài ở 2 cạnh ngắn hơn, gọi là ô quan. Đặt vào ô quan 1 viên sỏi (đá) lớn.

Chọn người đi trước bằng cách oẳn tù tì. Khi chơi, bé cần tính toán rải đá sao cho tạo thành một ô trống giữa hai ô có sỏi; bé sẽ được ăn số đá ở ô liền sau ô trống đó. Cứ chơi như vậy đến khi một trong hai bên hết đá.

Trò chơi ô ăn quan
Trò chơi ô ăn quan

Tạm kết về trò chơi dân gian toán học dễ nhất

Trò chơi dân gian toán học là cách dễ nhất, đơn giản nhất để bé học được những kiến thức cơ bản về môn Toán, cũng như giúp trẻ không còn sợ Toán. BrainTalent hy vọng sẽ hữu ích cho các bậc phụ huynh trong dạy con học Toán. Và nếu đang cần tìm các khóa học Toán tư duy cho bé, hãy liên hệ ngay với BrainTalent để được tư vấn nhé!