Bài Test Trầm Cảm Ở Tuổi Dậy Thì Hiệu Quả

Tuổi dậy thì đánh dấu một cột mốc thay đổi lớn của mỗi con người. Không những về sinh lý mà còn về các thay đổi liên quan đến tâm lý ở trẻ. Ở độ tuổi này, trẻ trở nên nhạy cảm và dễ bị kích động bởi nhiều yếu tố khách quan. Và cũng từ đó, trẻ có xu hướng trở nên trầm cảm và ít tiếp xúc với người xung quanh. Nhằm giúp cha mẹ kiểm định vấn đề này ở trẻ, Braintalent sẽ hướng dẫn bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì đến các quý phụ huynh tham khảo.

Trầm cảm tuổi dậy thì là gì? Test trầm cảm ở tuổi dậy thì ra sao?

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một chứng rối loạn về cảm xúc. Độ tuổi trung bình thường gặp phải vấn đề trên là các bé từ  10 đến 17 tuổi. Nói cụ thể hơn, trầm cảm tuổi dậy thì chính là sự suy giảm cảm xúc trước các vấn đề kèm theo sự ức chế về suy nghĩ và hành động.

Biểu hiện chi tiết mà phụ huynh có thể bắt gặp ở trẻ là các hành động và suy nghĩ đặc biệt tiêu cực. Trẻ dường như không còn cảm thấy vui vẻ; hay cảm giác yêu thích, say mê trước bất kỳ sự việc hoặc sự vật nào. Những cảm xúc sẽ không còn thích thú trước bất kỳ sở thích nào trước đây.

Khi có các dấu hiệu trên, ba mẹ nên thử cho trẻ thực hiện bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì để quan sát hành vi và dấu hiệu bệnh rõ hơn.

Tỷ lệ người mắc bệnh trầm cảm gia tăng đột biến trong những năm gần đây, đặc biệt là ở trẻ em vị thành niên và phụ nữ mang thai, sau sinh. So với người lớn, nhận thức và nhân cách của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện nên tác động của bệnh trầm cảm có thể vô cùng nặng nề.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề trầm cảm ở trẻ nhỏ

Trước khi bắt đầu làm bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì. Cha mẹ nên dành thời gian tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ nhỏ lại có xu hướng mắc bệnh ở độ tuổi sớm như vậy.

Bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì trẻ thay đổi nội tiết tố

Dưới ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố, trẻ em trở nên nhạy cảm hơn với lời nói của người khác. Các sự kiện và tình huống trong cuộc sống cũng được các em cảm nhận; quan sát theo một góc nhìn khác hoàn hoàn toàn. Vì vậy, gia đình và nhà trường cần đặc biệt quan tâm đến trẻ vị thành niên, nhất là trẻ có vấn đề về tâm lý từ trước.

Áp lực học tập

Trẻ nhỏ thường chịu nhiều áp lực học hành và thi cử. Cha mẹ đôi khi đặt ra những mục tiêu quá lớn cho con cái, khiến các em bị ám ảnh bởi điểm số và cảm thấy căng thẳng trước mỗi bài kiểm tra. Nếu tình trạng này để lâu không được giải quyết, trẻ rất dễ rơi vào trạng thái cô độc, tự cô lập và tách biệt với thế giới bên ngoài. Và dần dần, thiếu thông cảm và sẻ chia sẽ khiến trẻ rơi nhanh vào các vấn đề trầm cảm.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề trầm cảm ở trẻ nhỏ
Trẻ em khi bước vào tuổi mới lớn thường rất nhạy cảm và cần nhiều sự quan tâm, cảm thông của cha mẹ, người thân và bạn bè

Trẻ cần sự đồng cảm và quan tâm

Trẻ em khi bước vào tuổi mới lớn thường rất nhạy cảm và cần nhiều sự quan tâm, cảm thông của cha mẹ, người thân và bạn bè.

Nếu cha mẹ không dành cho trẻ đầy đủ tình thương và sự thấu hiểu thì trẻ rất dễ rơi vào tình trạng rối loạn và mất phương hướng.

Yếu tố sinh học – sự thay đổi hormone qua bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì

Tuổi mới lớn là giai đoạn cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố đột ngột. Điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến tính cách, hành vi và tâm trạng của trẻ nhỏ. Hormone cũng là tác nhân chính khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Đây được cho là một yếu tố quan trọng gây nên bệnh trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Dấu hiệu nhận biết qua bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì

Bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, dù là trẻ em, người lớn hay người già. Ở tuổi vị thành niên, biểu hiện của bệnh trầm cảm càng phức tạp hơn. Lý do là vì sự kết hợp của hành vi nổi loạn; và sự bất ổn về cảm xúc. Tuy nhiên, nói chung, trẻ em mắc chứng rối loạn này gặp phải các triệu chứng chính sau:

Bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì khi trẻ tâm trạng chán nản

Tâm trạng chán nản là biểu hiện điển hình của bệnh trầm cảm nói chung. Đặc biệt là bệnh trầm cảm ở lứa tuổi dậy thì nói riêng. Với tình trạng này, trẻ có biểu hiện trên khuôn mặt, giọng nói và hành vi buồn bã và có chiều hướng bi lụy và tiêu cực.

Theo thời gian, mức độ của nỗi buồn có thể ngày càng sâu hơn. Điều này cũng sẽ khiến trẻ mất đi mọi cảm xúc tích cực như vui vẻ, lạc quan, hạnh phúc, hào hứng, v.v.

Test trầm cảm ở tuổi dậy thì khi trẻ mất hứng thú

Đối tượng mắc chứng trầm cảm ở độ tuổi dậy thì thường mất hứng thú với các hoạt động diễn ra xung quanh họ, ngay cả với những sở thích mà họ từng yêu thích.

Trẻ thường muốn tự cô lập mình và không muốn tiếp xúc hay giao tiếp với ai. Đặc biệt là những nơi đông người, ồn ào. Những đối tượng này có xu hướng rút lui, tạo vỏ bọc cho mình khỏi sự chú ý của những người xung quanh.

Nổi loạn và cáu kỉnh

Đối với trẻ mắc chứng trầm cảm ở tuổi dậy thì, dấu hiệu dễ nhận biết là hành vi hờn ghét. Các con luôn tỏ vẻ chống lại những lời khuyên của cha mẹ hoặc những người xung quanh. Trẻ không muốn chấp nhận ý kiến ​​hoặc bất kỳ lời khuyên nào. 

Ngoài ra, một số trường hợp còn có biểu hiện nổi loạn, thay đổi lời nói và hành vi đột ngột. Theo thống kê cho thấy, trầm cảm ở trẻ bước sang độ tuổi dậy thì có thể kèm theo rối loạn hành vi và rối loạn tăng động giảm chú ý.

Tự làm hại bản thân

Tự làm hại bản thân là hành vi tự gây tổn hại cho bản thân cả về tinh thần và thể chất. Các hành vi có thể bao gồm tự đánh vào mặt, đập đầu vào tường, cào cấu, dùng dao cắt vào tay, v.v. Qua bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì ba mẹ có thể sẽ biết được 

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người. Việc tự làm hại bản thân ở trẻ em bị trầm cảm có thể giúp giải tỏa nỗi buồn, cảm giác tội lỗi và thất vọng về bản thân.

Tuy nhiên, cảm giác này chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Kết quả là trẻ em thường có xu hướng giải tỏa bằng cách lặp lại các hành vi tự làm hại bản thân. 

Theo các chuyên gia, hành vi này thực chất là cách phản kháng non nớt của trẻ trước những vấn đề. Đó có thể là những áp lực trong cuộc sống mà không thể giải thích cho cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh hiểu.

Các phương pháp chẩn đoán bệnh giai đoạn đầu

Sau đây là những bước cơ bản để bác sĩ chẩn đoán bệnh trầm cảm ở trẻ. Bao gồm: khám lâm sàng, thực hiện bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì và xét nghiệm.

Khám lâm sàng 

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng thể để đánh giá nguy cơ mắc bệnh của trẻ. Quy trình khám bao gồm các bước như thăm dò triệu chứng, tiền sử gia đình, các yếu tố nguy cơ (căng thẳng, chấn thương, nghiện rượu, bệnh mãn tính, bệnh giai đoạn cuối, lạm dụng chất kích thích.)

Bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì 

Bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì bao gồm một bộ câu hỏi khám phá các triệu chứng mà con bạn đang gặp phải. Những vấn đề này thường xoay quanh các vấn đề về tâm lý. Các hoạt động thường xuyên trong ngày để từ đó xem xét hành vi của trẻ; cũng như chẩn đoán đúng mức độ bệnh.

Các bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì thường nằm ở dưới dạng trắc nghiệm. Hay bạn cũng có thể gọi là quiz test trầm cảm tuổi dậy thì. Câu trả lời thường là “có” – “không” hoặc một cụm từ thể hiện tần suất / mức độ. 

Thông qua bài quiz test trầm cảm tuổi dậy thì; cùng với các xét nghiệm trầm cảm cho các bé. Các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các xét nghiệm cận lâm sàng cho bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì

Ngoài ra, trẻ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để cung cấp cơ sở dữ liệu chẩn đoán và phân biệt một số khả năng có thể xảy ra khác.

Các xét nghiệm thông thường trong phòng thí nghiệm bao gồm xét nghiệm máu. Xét nghiệm chức năng gan và thận, chụp CT / MRI não, điện não đồ, điện tâm đồ, v.v.

Quiz bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì bố mẹ nên tham khảo

Sau đây là bài quiz test trầm cảm ở tuổi dậy thì mẫu mà bố mẹ có thể thử làm cùng con.

*Lưu ý: Hãy đọc cẩn thận tất cả các câu. Sau đó chọn ra một câu mô tả giống nhất với tình trạng của bản thân trẻ trong 1 tuần trở lại đây.

Chế độ ăn uống của bạn đã thay đổi, BẠN CHÁN ĂN?

  1. Không.
  2. Đôi khi (2-3 lần/ tuần).
  3. Có (Tôi cảm thấy thường xuyên chán ăn và khó chịu khi ăn).

Bạn có cảm thấy mình luôn muốn tránh mặt bạn bè và gia đình không?

  1. Không.
  2. Đôi khi.
  3. Đúng.

Bạn có cảm thấy tội lỗi hay rơi nước mắt mà không có lý do?

  1. Không bao giờ.
  2. Đôi khi (2-3 lần/ tháng).

3.Thường xuyên (2-3 lần/ tuần).

  1. Luôn luôn.

Bạn đang thiếu năng lượng và động lực trong các hoạt động thường ngày?

  1. Không.
  2. Đôi khi (2-3 lần/ tuần).
  3. Có.

Bạn đang chịu đựng cảm giác buồn bã, vô vọng hay trống rỗng?

  1. Không bao giờ.
  2. Thỉnh thoảng (2-3 lần/ tuần).
  3. Thường xuyên.
  4. Luôn luôn.

Bạn có mất ngủ vào mỗi buổi tối và khó dậy vào buổi sáng?

  1. Không bao giờ.
  2. Đôi khi.
  3. Thường xuyên (3-4 lần/ tuần).
  4. Có (Tình trạng kéo dài).

Bạn có thấy khó khăn khi tìm niềm vui trong các hoạt động bạn từng tham gia không ?

  1. Không.
  2. Đôi khi (2-3 lần/ tuần).
  3. Có.

Bạn đã có suy nghĩ về việc làm hại bản thân hoặc kết thúc cuộc sống của bạn?

  1. Không bao giờ.
  2. Thỉnh thoảng (2-3 lần/ tuần).
  3. Đúng (Tình trạng kéo dài).

KẾT QUẢ THANG ĐIỂM:

Mỗi đề mục có nhiều câu; hãy chọn một câu trả lời phù hợp nhất, không được bỏ sót đề mục nào khi chấm điểm.

– Lấy điểm của từng câu chọn, và cộng tổng sẽ ra kết quả:

+ Kết quả < 10 điểm: Không biểu hiện trầm cảm.

+ Kết quả > 15 điểm: Trầm cảm vừa.

+ Kết quả > 20 điểm: Trầm cảm nặng.

Sau khi có kết quả từ bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì. Cha mẹ nên tìm hướng giải quyết phù hợp cho tùy tình trạng của bé.

Cách chữa bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì
Trầm cảm cần sự cố gắng lâu dài từ nhiều phía như gia đình, bản thân các bé và bác sĩ điều trị

Cách chữa bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Trầm cảm cần sự cố gắng lâu dài từ nhiều phía như gia đình, bản thân các bé và bác sĩ điều trị. Tin chắc rằng với sự quyết tâm và cách chữa bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì đúng đắn; thì bé yêu sẽ lại vui vẻ và trải qua thời kỳ thơ ấu đáng nhớ.

Cách chữa trị tại gia 

Lưu ý, cách chữa trị này cần sự có mặt và đồng hành của phụ huynh với con trẻ. Việc này nhằm giúp các bé cảm nhận được sự quan tâm và có nhiều sự chuyển biến tích cực.

Đối với trẻ nhỏ:

  • Thay đổi nhanh chế độ ăn uống hàng ngày, chú ý dung nạp những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể và trí não. 
  • Hạn chế đồ cay nóng, đồ chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ… Đặc biệt, không uống rượu, hút thuốc, sử dụng các chất gây nghiện.
  • Tăng cường sức khỏe của bạn bằng cách tập thể dục tại nhà.
  • Nên khuyến khích trẻ dành khoảng 30 phút mỗi ngày. Chẳng hạn như đạp xe, chạy bộ, đi bộ, tập yoga, bơi lội, thiền định để ổn định cảm xúc.
  • Tập thói quen đi ngủ trước 23 giờ mỗi ngày, tốt nhất là 8 giờ để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Sắp xếp thời gian học tập và sinh hoạt hợp lý, tránh học tập quá sức.
  • Tích cực tham gia các hoạt động vui chơi và giải trí để cải thiện các mối quan hệ và cải thiện tâm trạng.

Đối với cha mẹ:

  • Cha mẹ nên đồng hành cùng con để khuyến khích và xây dựng sự tự tin mọi lúc, để con nỗ lực vượt qua chứng trầm cảm
  • Trò chuyện, tâm sự cùng con để giúp con giải quyết những khúc mắc trong lòng.
  • Không nên đặt mục tiêu quá cao cho trẻ, tránh gây áp lực và chỉ trích của trẻ vị thành niên.

Bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì bằng phương pháp trị liệu tâm lý

Hầu hết các bậc cha mẹ đều tìm đến liệu pháp tâm lý sau khi biết con mình bị trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Cũng bởi đây là cách chữa bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả. 

Các nhà tâm lý học sẽ sử dụng các kỹ thuật chuyên biệt để nói chuyện và giao tiếp với trẻ em. Bằng cách này sẽ giúp hiểu được nguyên nhân của chứng rối loạn; dẫn đến sự cải thiện tự nhiên các triệu chứng trầm cảm.

Khi áp dụng phương pháp này, các bé cũng dần nhận thức được những hành vi, cảm xúc bất thường của bản thân. Từ đó tìm ra giải pháp và khắc phục hiệu quả.

Ngoài ra, liệu pháp tâm lý có thể giúp trẻ cải thiện kỹ năng giao tiếp. Trẻ có thể học những cách lành mạnh hơn để đối phó với căng thẳng.

Kết luận

Tuổi dậy thì là khoảng thời gian “nổi loạn” nhiều đứa trẻ gặp phải. Do đó, cần rất nhiều sự quan tâm và thấu hiểu từ các thành viên trong gia đình. Từ đó trẻ vượt qua được sợ hãi và chiến thắng bệnh tật. Hy vọng rằng với những thông tin trên về bài test trầm cảm ở tuổi dậy thì sẽ hữu ích đến bạn. Theo dõi BrainTalent để cập nhật thêm nhiều bài viết hay mỗi ngày nhé!