Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Trầm Cảm Ở Trẻ Sơ Sinh

Hầu hết mọi người đều sẽ nghĩ rằng chứng trầm cảm thường chỉ xảy ra với người lớn; hoặc nếu có xảy ra ở trẻ nhỏ thì cũng là những trẻ lớn đã có nhận thức. Trường hợp bệnh trầm cảm ở trẻ sơ sinh ít ai nghĩ rằng có thể xảy ra. Bởi vì ở độ tuổi đó, trẻ vẫn còn quá non nớt về mặt cảm xúc. Tuy nhiên, trên thực tế, chứng trầm cảm vẫn xuất hiện ở độ tuổi còn rất nhỏ này. Những dấu hiệu nào nhận biết trẻ sơ sinh bị mắc bệnh trầm cảm? Hãy cùng BrainTalent tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

Bệnh trầm cảm có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh không?

Thông thường, khi nhắc đến chứng trầm cảm; mọi người đều nghĩ rằng nó chỉ có thể xuất hiện ở những người trưởng thành. Nguyên nhân chủ yếu là do sự căng thẳng, áp lực đến từ học tập, công việc; hay từ gia đình và cuộc sống. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn có khả năng khởi phát ở trẻ sơ sinh.

Chứng trầm cảm vẫn có khả năng khởi phát ở trẻ sơ sinh
Chứng trầm cảm vẫn có khả năng khởi phát ở trẻ sơ sinh

Trong một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Viện hàn lâm Nhi khoa của Mỹ; có khoảng 2% trẻ nhỏ và 6% trẻ vị thành niên đang mắc phải các triệu chứng của bệnh trầm cảm. Hơn thế nữa, trong số những trẻ sơ sinh có biểu hiện bệnh trầm cảm; thì có đến khoảng 64% trường hợp tiếp tục phát triển căn bệnh này ở trong khoảng 6 tháng kế tiếp. Bên cạnh đó, các triệu chứng cũng ngày càng trở nên rõ rệt hơn rất nhiều.

Do đó, bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Nó sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như các bậc phụ huynh không quan tâm và phát hiện kịp thời. Mặc dù các dấu hiệu, triệu chứng ở trẻ sơ sinh khó nhận biết hơn so với người lớn; nhưng nếu cẩn thận quan sát bạn cũng có thể nhận thấy được các bất thường trong sự phát triển cũng như lối sinh hoạt của trẻ.

Xem thêm: Rối Loạn Trầm Cảm Và Những Dấu Hiệu Đáng Báo Động 

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ sơ sinh

Về nguyên nhân có thể khiến trẻ sơ sinh bị mắc bệnh trầm cảm; các chuyên gia, bác sĩ cũng đã đưa ra một số yếu tố có nguy cơ như sau:

Do hoàn cảnh sống tác động

Do trẻ từ nhỏ phải sống xa cha mẹ hoặc không dành nhiều thời gian để chăm sóc. Bên cạnh đó, những người thay thế giúp chăm nom trẻ lại không thể hiểu được tâm lý của trẻ nhỏ; dẫn đến những biến đổi về mặt tâm lý.

Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh được sinh hoạt chung và lớn lên với những người bị mắc bệnh trầm cảm; thì khả năng cao cũng sẽ bị ảnh hưởng đến tính cách, hành vi và suy nghĩ. Ví dụ, người chăm sóc trẻ là người ít nói, lười vận động; thì trẻ khi lớn lên sẽ có xu hướng giống như thế.

Do di truyền

Theo một nghiên cứu khoa học của Anh, có khoảng 40% các trường hợp bị trầm cảm đều liên quan đến gen. Vì thế, nếu trước hoặc trong quá trình mang thai; người mẹ mắc phải chứng bệnh này thì nhiều khả năng đứa con sinh ra cũng gặp phải một số triệu chứng tương tự.

Trầm cảm ở trẻ nhỏ có khả năng là do di truyền
Trầm cảm ở trẻ nhỏ có khả năng là do di truyền

Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu, triệu chứng trầm cảm ở độ tuổi này khá khó nhận biết. Tuy nhiên, nếu cha mẹ cẩn thận chú ý quan sát trẻ thì vẫn có thể phát hiện được. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo điển hình:

  • Trẻ thường quấy khóc, nhất là vào ban đêm.
  • Lười hoặc không chịu bú sữa
  • Không thích nô đùa, nói cười.
  • Chậm phát triển tư duy và vận động.
  • Hay cáu gắt không rõ lý do.
  • Không thể nhận ra người thường xuyên chăm sóc cho mình. Ví dụ như trẻ không cười hay đùa giỡn khi gặp mặt.
  • Có một số hành động bộc phát.

Cách điều trị, cải thiện bệnh trầm cảm ở trẻ sơ sinh

Những trường hợp trẻ sơ sinh bị mắc bệnh trầm cảm ở mức độ nhẹ; cha mẹ có thể cho bé tiến hành điều trị bằng liệu pháp tâm lý; hoặc dùng các loại thuốc đặc trị nếu như các liệu pháp đó không đủ hiệu quả.

Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu, cha mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y khoa uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ sử dụng khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình sử dụng thuốc, cha mẹ cần thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ; không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng cho trẻ uống thuốc đột ngột.

Bên canh đó, cha mẹ nên dành sự quan tâm nhiều hơn cho trẻ, giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương. Không nên để trẻ sơ sinh một mình và với những trẻ ở lứa tuổi lớn hơn. Với những trẻ bắt đầu có khả năng nhận thức; cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu việc rằng lo lắng quá mức sẽ gây ra những hậu quả không tốt đến quá trình sinh hoạt và phát triển của trẻ.

Hãy cho trẻ cảm nhận được sự quan tâm và tình yêu thương của cha mẹ
Hãy cho trẻ cảm nhận được sự quan tâm và tình yêu thương của cha mẹ

Tổng kết

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về các dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm ở trẻ sơ sinh và một số cách điều trị, cải thiện hiệu quả. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh; bạn cần cho trẻ đến thăm khám và điều trị tại các cơ sở y khoa uy tín, chất lượng.

Hãy tạo cho trẻ một môi trường sống an toàn, lành mạnh để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. BrainTalent luôn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ các bé trên con đường phát triển. Truy cập website thể tham khảo các khóa học của BrainTalent; hoặc liên hệ qua hotline 0918 18 12 13 để được tư vấn chi tiết.