Rối Loạn Trầm Cảm Và Những Dấu Hiệu Đáng Báo Động
Ngoài các bệnh trầm cảm thông thường; đôi khi, chúng ta sẽ thấy một vài trường hợp thể hiện triệu chứng của bệnh rối loạn trầm cảm. Tương tự như bệnh trầm cảm thì rối loại trầm cảm thật sự là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và nó có thể điều khiển chúng ta có những hành động kì lạ. Đã có rất nhiều trường hợp vì căn bệnh rối loạn này mà phải từ bỏ cuộc sống của mình. Vậy rối loạn trầm cảm là là gì? 7 dấu hiệu của rối loạn trầm cảm là như thế nào? Các mức độ và cách chữa trị bênh rối loạn lo âu trầm cảm ra sao? Cùng BRAINTALENT giải đáp thắc mắc qua các bài viết sau đây nhé!
Rối loạn trầm cảm là gì?
Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết chúng ta cần hiểu đây là một căn bệnh cực kỳ phổ biến. Ngoài những triệu chứng của bệnh tâm lý liên quan đến rối loạn lo âu, thì trầm cảm cũng là nguyên nhân chủ chốt khiến nhiều người có xu hướng hành động và suy nghĩ tiêu cực; phải nhờ đến các chuyên gia tâm lý điều trị. Đa số những người bị bệnh trầm cảm thường sẽ cảm thấy mệt mỏi và phải về hưu sớm.
Trên thế giới, trầm cảm, đặc biệt là rối loạn trầm cảm đang được xếp ở vị trí thứ 2 chỉ sau những căn bệnh liên quan đến tim mạch. Chúng cũng là một trong những nguyên nhân lấy đi tuổi thọ của chúng ta. Nếu ta không có cách chữa trị kịp thời; vô tình nó sẽ điều khiển tâm tư và đẩy con người vào những chuyện mà không phải ai cũng có thể lường trước được.
Các dấu hiệu của bệnh rối loạn trầm cảm
Rối loạn trầm cảm thường sẽ mang những triệu chứng chính như
- Tâm trạng buồn chán
- Mất đi sự thích thú và cảm giác thiếu niềm vui
- Không còn những động lực để làm những công việc hoặc thực hiện sở thích của mình.
- Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi và tự ti ở bản thân.
Các triệu chứng phụ của bệnh rối loạn này
- Rối loạn giấc ngủ: khó rơi vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc
- Giảm sự tập trung
- Giảm sự tự tôn và sự tự tin
- Cảm giác tội lỗi và cảm thấy mình vô giá trị
- Cái nhìn tiêu cực và bi quan về tương lai
- Suy nghĩ tự tử hoặc sự tự tổn thương bản thân hoặc đã thực hiện hành động tự sát
- Cảm giác thèm ăn tăng hoặc giảm
Không chỉ dừng lại ở đó, nếu để ý chúng ta sẽ thấy căn bệnh rối loạn trầm cảm này còn có những triệu chứng khác như
- Ít ngủ hoặc ngủ nhiều hơn.
- Thức dậy quá sớm vào buổi sáng.
- Tâm trạng sợ hãi, buồn chán vào buổi sáng và thay đổi cảm xúc vào buổi tối.
- Sự kích động/ức chế tâm lý / Sự tăng động/giảm sút trong chuyển động/hành động.
- Giảm cảm giác thèm ăn rõ ràng.
- Giảm cân nhanh hơn trong vòng 1 tháng.
- Giảm sự ham muốn tình dục.
Nếu cơ thể con người xuất hiện 1 trong các triệu chứng chính; và bao gồm các triệu chứng phụ khác xuất hiện liên tục trong 2 tuần; điều này chứng tỏ họ có nguy cơ mắc bệnh rối loạn trầm cảm rất cao. Nhận thức của con người chúng ta về căn bệnh này vẫn chưa thật sự phổ biến.
Họ nghĩ rằng chúng khá đơn giản và giống như một cảm xúc tâm lý bình thường của con người. Thế nhưng, theo một nghiên cứu tại các Trung tâm tư vấn tâm lý và sức khoẻ tâm thần cộng đồng đã chỉ ra rằng người Việt với bệnh rối loạn này thường có những triệu chứng thế lý. Ví dụ như đau đầu, đau lưng, đau khớp, chống mặt,… Không chỉ vậy, nó còn thể hiện ở những dấu hiệu như giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ; và không có khả năng tập trung.
Quá trình phát triển của rối loạn trầm cảm trong tâm lý con người diễn ra như thế nào?
Tương tự như những căn bệnh thông thường khác; rối loạn trầm cảm thường sẽ diễn ra theo từng giai đoạn nhất định và có giới hạn. Một khi người bệnh vượt qua được những giới hạn này, tức họ đã tự vượt qua được chính mình và các dấu hiệu này sẽ tự động biến đi mà không cần có sự can thiệp của bất kỳ phương pháp chữa trị nào.
Một số bệnh nhân khi mắc bệnh rối loạn này có nguy cơ sẽ mắc bệnh trầm cảm mãn tính. Các triệu chứng ở những người này thường sẽ kéo dài đằng đẵng suốt nhiều năm. Và hơn thế nữa, chúng sẽ khiến cơ thể chúng ta luôn trong tình trạng mệt mỏi; và giảm đi sức bền để hoạt động và làm việc.
Nếu không tìm được cách chữa trị bệnh tâm lý và rối loạn lo âu trầm cảm kịp thời; các dấu hiệu này sẽ dần dần biến đổi và thâu tóm tinh thần, cảm xúc của người bệnh; dẫn đến những hậu quả khó lường cho chính bản thân họ và những người xung quanh.
Những hậu quả mà căn bệnh này gây ra
Trầm cảm hay rối loạn đều sẽ để lại những ảnh hưởng tâm lý vô cùng nặng nề đến sức khoẻ và tâm lý của người mắc bệnh. Nó sẽ khiến chúng ta hạn chế đi các hoạt động thường ngày, những sở thích và công việc mà con người ta vẫn thường hay làm.
Không chỉ vậy, bỗng một ngày, chúng ta sẽ thấy rằng mình không còn hứng thú với những sở thích trước đây và không muốn làm bất kỳ một việc nào cả. Chỉ muốn thu mình lại và ngăn cách với xã hội. Không chỉ dừng lại ở đó, nếu không tìm cách chữa trị rối loạn trầm cảm càng sớm, nguy cơ tự tử tăng lên trong suy nghĩ của người mắc bệnh.
Những căn bệnh thể lý, đặc biệt là đối với những ai đã và đang bước vào giai đoạn mãn tính, họ sẽ có những biểu hiện của bệnh rối loạn này và nếu không được chữa trị, bệnh sẽ dần nặng hơn và gây nên rất nhiều nguy hiểm.
Trong giai đoạn rối loạn trầm cảm, các căn bệnh khác cũng sẽ đồng thời tấn công một cách mãnh liệt. Chúng khiến cả tinh thần lẫn sức khoẻ con người ngày một giảm sút. Đó có thể là bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh viêm nhiễm, hen suyễn, dị ứng, tiểu đường, chứng đau nửa đầu.
Cách chữa trị bệnh rối loạn lo âu trầm cảm là gì?
Bất kỳ căn bệnh nào cũng vậy, chúng ta không nên để nó tồn tại quá lâu trong cơ thể và hoàn thiện phiên bản đầy đủ. Rối loạn trầm cảm vẫn có thể chữa trị được nếu được phát hiện kịp thời và có những cách đối phó phù hợp với sự căng thẳng. Tìm được sự cân bằng trong công việc và cuộc sống, giải quyết được những khó khăn dù chỉ là nhỏ nhặt nhất, tập cho mình thói quen nghĩ tích cực mỗi ngày và tham gia các hoạt động thể thao khác.
Khi chữa trị bệnh rối loạn lo âu trầm cảm, các liệu pháp sẽ được áp dụng chính là trị liệu dược lý và trị liệu tâm lý; kèm theo đó là các biện pháp tâm lý xã hội khác. Một số loại dược phẩm khi sử dụng sẽ ít tác dụng phụ và trị được trầm cảm hiệu quả như thuốc ngăn hấp thụ serôtônin có chọn lọc (SSRIs) như Sertralin, Escitalopram), thuốc ngăn hấp thụ serôtônin và noradrênalin có chọn lọc (SSNRI) như Venlafaxin, Duloxetin. Thuốc hỗ trợ giấc ngủ đối kháng thụ thể Alpha-2 như Mirtazapin cũng được sử dụng.
Trị liệu tâm lý chính là phương pháp giúp người bệnh nhận thức rõ ràng về hành vi của chính mình. Những liệu pháp hỗ trợ này thường sẽ sử dụng những phương pháp trị liệu thủ công, xã hội và điều dưỡng tại nhà. Người bệnh cần phải được sự chăm sóc tận tình của người thân xung quanh để họ cảm nhận được mình không cô đơn trong chính cuộc sống này và họ cũng sẽ không cảm thấy sợ hãi, tiêu cực.
Tổng kết
Rối loạn trầm cảm là gì mà lại nguy hiểm đến vậy. Chúng không chỉ gây hại cho người bệnh mà còn có thể ảnh hưởng đến xã hội và những người xung quanh. Nhận biết sớm và có cách trị liệu kịp thời chính là cách chúng ta đang dang rộng vòng tay và cứu lấy một mạng sống.
BRAINTALENT, chuyên cung cấp và đào tạo các khoá học toán tư duy dành cho trẻ. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và đăng ký khoá học với mức giá hấp dẫn ngay hôm nay nhé!