Nguyên Nhân Dẫn Đến Bệnh Trầm Cảm Ở Trẻ Em Hiện Nay
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ em bắt nguồn từ đâu? Các bé có dấu hiệu buồn chán, đôi khi lại tức giận vô cớ và đôi lúc bi quan về cuộc sống. Những hoạt động xung quanh dường như đã không còn thú vị với bé. Đây là những biểu hiện của căn bệnh trầm cảm ở trẻ em. Vậy nên hãy cùng BrainTalent tìm ra nguyên nhân trầm cảm của giới trẻ hay học sinh thời nay. Để từ đó có thể tìm ra giải pháp nhé!
Thế nào là trầm cảm ở trẻ em?
Trầm cảm ở giới trẻ là một trong những tình trạng bị rối loạn về tâm thần trầm trọng. Tâm lý của các bé thường sẽ chán nản, buồn bã. Những ước mơ, hoài bão cũng sẽ không còn nó. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ em thì rất nhiều và nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho bé nếu kéo dài. Sức khỏe, tâm lý, hành vi và cảm xúc sẽ ngày càng giảm xuống.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ em
Đâu là những nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ em ngày nay:
– Áp lực trong việc học: Trong môi trường giáo dục, các bé luôn có những áp lực trong việc học. Các bé luôn phải nỗ lực đạt điểm cao. Tất cả để khiến cho ba mẹ hài lòng. Và chính điều đó đã khiến đa phần trẻ sẽ cảm thấy lo lắng, áp lực. Từ đó, các bé tự phát sinh ra căn bệnh trầm cảm sớm.
– Thiếu đi sự đồng cảm với bé: Ở giai đoạn phát triển dậy thì, các bé dần ý thức được sự thay đổi ở bản thân. Các bé mong muốn nhận được sự quan tâm, sự sẻ chia nhiều hơn. Và nếu một khi các bé dần thiếu đi sự đồng cảm, sự quan tâm thì các bé sẽ tự cô lập với xã hội hiện tại.
– Sự cô lập tại lớp học: Không phải ai cũng có thể tự tin để kết bạn với nhau. Các bé đôi khi sẽ cảm thấy đó là một việc làm khó. Và nếu không có sự hỗ trợ từ các bạn cùng lớp hay thầy cô, thì các bé dường như sẽ tự cô lập bản thân. Điều đó sẽ khiến cho các bé sẽ trở nên tự ti hơn trong giao tiếp và áp lực với bản thân rất nhiều.
Dấu hiệu trầm cảm ở bé mà ba mẹ nên biết
Sau khi đã tìm hiểu các nguyên nhân vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu ba mẹ nhé!
Các bé luôn cảm thấy buồn
Các bé khi mắc căn bệnh trầm cảm sẽ cảm thấy buồn bã và chán nản. Dấu hiệu này có thể sẽ diễn ra trong suốt một thời gian dài. Các bé sẽ ít giao tiếp với ba mẹ. Khuôn mặt sẽ biểu hiện sự buồn chán, không hứng thú với các hoạt động ngoài trời. Và dường như đây là biểu hiện đặc trưng của các bé khi mắc bệnh.
Không còn muốn đi học hay hào hứng làm điều bé thích
Hằng ngày các bé vẫn luôn hoạt ngôn, nhưng bỗng các bé lại không còn năng động nữa. Trẻ dần trở nên không còn hứng thú với các trò chơi thường ngày. Các bé có xu hướng muốn tự cô lập mình với mọi người xung quanh. Không muốn trò chuyện, hay tâm sự với bạn bè trong lớp. Thụ động và lựa chọn sự im lặng khi giao tiếp với thầy cô và bạn bè. Bé sẽ thường có biểu hiện sợ đến lớp hơn và chán học.
Rất dễ giận dữ
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ em thì nhiều vô số, nhưng dấu hiệu cũng vậy và trong đó có dễ nổi nóng. Các bé thường tỏ ra bực bội khó chịu từ các chuyện nhỏ đến các chuyện lớn. Nếu ba mẹ không thể bình tĩnh để nói chuyện để làm cho bé hiểu vấn đề, thì các bé sẽ rất dễ rơi vào căn bệnh trầm cảm này nặng hơn.
Một số phương pháp khi bé mắc căn bệnh trầm cảm
Dưới đây là một số phương pháp mà ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng sao cho phù hợp với các bé:
- Ba mẹ hãy xây dựng cho bé một chế độ ăn phù hợp để cải thiện sức khỏe. Và đôi khi nên làm các món bé thích để cải thiện tinh thần bé tốt hơn.
- Cho bé tập thể dục ngoài trời bắt đầu từ các bài tập như đi bộ hay nhảy dây, yoga, … Ba mẹ hãy dành thời gian để tập cùng bé. Không chỉ cải thiện sức khỏe mà các bé mà còn giúp tâm lý bé lạc quan và vui trở lại
- Ba mẹ hãy giúp bé phân chia thời khóa biểu sao cho hợp lý và hiệu quả. Để vừa có thể học, vừa chơi và vừa nghỉ ngơi.
- Hãy khuyến khích hỏi thăm bé mỗi ngày từ đó bé sẽ có được sự sẻ chia và lắng nghe và sẽ dần chia sẻ với ba mẹ và mọi người
Có thể nói sự hỗ trợ của ba mẹ là hết sức quan trọng trong việc giúp các bé thoát khỏi căn bệnh trầm cảm này.
Qua những thông tin chia sẻ trên ba mẹ sẽ có một cái nhìn rõ hơn về căn bệnh trầm cảm này. Từ đó, ba mẹ sẽ luôn hỗ trợ và quan tâm các bé tốt hơn nữa. Nếu thấy bài viết này thú vị, hãy cùng chia sẻ bài viết của Braintalent đến với mọi người nhé! Ngoài ra ba mẹ đừng quên trung tâm vẫn mở các lớp học toán tư duy cho trẻ hàng ngày. Truy cập website để biết thêm chi tiết!