Kiểm Tra Mức Độ Trầm Cảm – Bài Test 9 Câu Hỏi
Trầm cảm đang trở thành một căn bệnh không hiếm gặp trong đời sống ngày nay. Tuy nhiên, điều đáng nói là rất nhiều người vẫn nhầm lẫn các triệu chứng trầm cảm với những căn bệnh thông thường khác do chúng có cùng triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, mất ngủ,… Điều này sẽ dẫn đến việc bệnh tình ngày càng nặng hơn. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng BrainTalent tìm hiểu bảng 9 câu hỏi kiểm tra mức độ trầm cảm, cũng như biết được các trường hợp nào nên đo mức độ trầm cảm nhé!
Khi nào cần làm các bài kiểm tra mức độ trầm cảm?
Đặc điểm của căn bệnh trầm cảm là sẽ khởi phát từ từ với các triệu chứng nhẹ ở giai đoạn đầu. Chính vì vậy, không ít người lầm tưởng đây chỉ là biểu hiện không đáng để quan tâm. Để kịp thời thăm khám và điều trị, bạn có thể thực hiện bài test kiểm tra mức độ trầm cảm nếu có những dấu hiệu sau:
- Cảm giác chán nản, buồn bã kéo dài theo thời gian mà không hề thuyên giảm.
- Dù rất mong muốn và cố gắng nhưng vẫn không thể thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực.
- Cảm thấy giảm hoặc mất đi hứng thú với những sở thích trước đây.
- Cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi, năng lượng giảm sút.
- Thường mất tập trung, sai sót nhiều khi làm việc, học tập kém, suy giảm trí nhớ,…
Ngoài ra, nếu trong gia đình có tiền sử bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hoặc bản thân vừa phải trải qua một “cú sốc” lớn, gặp những chuyện không may như mất người thân, thất bại trong công việc, ly thân, ly hôn, gặp tai nạn bất ngờ,… bạn nên thực hiện bài test kiểm tra mức độ trầm cảm để đánh giá nguy cơ mắc bệnh, sớm điều trị để tăng khả năng phục hồi.
Bài test 9 câu hỏi kiểm tra mức độ trầm cảm
Chỉ cần vài giây gõ vào khung tìm kiếm bài Quiz đo trầm cảm, bạn có thể tìm thấy hàng ngàn kết quả tương ứng. Dưới đây là bộ 9 câu hỏi sàng lọc để đo mức độ rối loạn trầm cảm do Basic Needs – một tổ chức phi chính phủ tại Anh biên soạn, giúp bạn kiểm tra mình có đang gặp vấn đề liên quan đến căn bệnh này hay không.
Cách thực hiện cũng khá đơn giản, bạn hãy xem 9 nhóm câu hỏi của bộ sàng lọc và tổng hợp điểm của những đáp án bạn chọn. Với mỗi nhóm câu hỏi, chỉ cần ghi lại điểm số cao nhất trong nhóm. Ví dụ, với nhóm câu hỏi số 1: Câu 1a bạn chọn là “Không ngày nào” được 0 điểm, câu 1b chọn “Vài ngày” được 1 điểm; câu 1c bạn chọn đáp án “Gần như mọi ngày” vì thấy đúng nhất sẽ được 3 điểm. Như vậy số điểm cao nhất trong nhóm câu hỏi 1 là 3. Tiếp tục thực hiện cho những nhóm câu hỏi tiếp theo. Cuối cùng, cộng tổng điểm của 9 nhóm câu hỏi lại và đối chiếu với mục kết quả bên dưới, qua bài kiểm tra này, bạn sẽ biết mình có bị trầm cảm hay không, hay đang trầm cảm ở mức độ nào.
Bảng tổng hợp câu hỏi test mức độ trầm cảm
Trong hai tuần qua, những vấn đề sau đây đã khiến bạn cảm thấy phiền phức đến mức độ nào?
STT | Nội dung | Không ngày nào | Vài ngày | Hơn một nửa số ngày | Gần như mọi ngày | Điểm (0-3) | # |
1a | Khó đi vào giấc ngủ | 0 | 1 | 2 | 3 | 1 | |
1b | Khó ngủ thẳng giấc | 0 | 1 | 2 | 3 | ||
1c | Ngủ quá nhiều | 0 | 1 | 2 | 3 | ||
2 | Cảm thấy mệt mỏi hoặc thấy có ít sinh lực | 0 | 1 | 2 | 3 | 2 | |
3a | Chán ăn | 0 | 1 | 2 | 3 | 3 | |
3b | Ăn quá nhiều | 0 | 1 | 2 | 3 | ||
4 | Ít muốn làm điều gì hoặc ít cảm thấy thích thú khi bắt đầu một việc gì | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | |
5a | Cảm thấy nản chí, trầm buồn | 0 | 1 | 2 | 3 | 5 | |
5b | Cảm giác tuyệt vọng | 0 | 1 | 2 | 3 | ||
6a | Có suy nghĩ tiêu cực về bản thân; cảm thấy mình thật thất bại hay thất vọng về chính bản thân mình. | 0 | 1 | 2 | 3 | 6 | |
6b | Cảm thấy mình đã khiến cho gia đình thất vọng | 0 | 1 | 2 | 3 | ||
7 | Khó tập trung vào công việc như xem ti vi hay đọc báo | 0 | 1 | 2 | 3 | 7 | |
8a | Vận động hoặc nói quá chậm đến mức người khác có thể cảm nhận được điều này | 0 | 1 | 2 | 3 | 8 | |
8b | Quá bồn chồn trong người, đứng ngồi không yên hay đi đi lại lại nhiều hơn bình thường | 0 | 1 | 2 | 3 | ||
9a | Có suy nghĩ rằng chết là cách giải quyết tốt nhất lúc này | 0 | 1 | 2 | 3 | 9 | |
9b | Có các suy nghĩ tự làm tổn thương cơ thể mình bằng một cách nào đó | 0 | 1 | 2 | 3 |
Tổng điểm
Kết quả
– 5 – 9 điểm: Trầm cảm tối thiểu.
– 10 – 14 điểm: Trầm cảm mức độ nhẹ.
– 15 – 19 điểm: Trầm cảm mức độ trung bình.
– Trên 19 điểm: Trầm cảm nặng.
Tạm kết
Trên đây là toàn bộ các hướng dẫn cách chữa trị bệnh trầm cảm bằng việc thực hiện bài test 9 câu hỏi kiểm tra mức độ trầm cảm, hy vọng có thể giúp bạn đo được mức độ sức khỏe tinh thần hoặc phát hiện sớm bệnh trầm cảm để có biện pháp điều trị kịp thời.
Trầm cảm luôn là một căn bệnh tiềm tàng mối nguy hiểm, đặc biệt với trẻ nhỏ thì ba mẹ càng phải chú trọng hơn. Ba mẹ có thể đăng ký các khóa học toán tư duy cho bé tại BrainTalent, khóa học với phương pháp giáo dục học mà chơi, chơi mà học sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo, biết cách làm việc nhóm và giảm bớt các áp lực trong học tập có thể dẫn đến bệnh trầm cảm.