Việc học giỏi toán tư duy sẽ là nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển toàn diện cũng như có thể học tốt các môn học khác. Thế nên, các bài tập toán tư duy sáng tạo sẽ là các phương án hữu hiệu nhất mà nhiều phụ huynh có thể dạy trẻ ngay tại nhà

Bài tập toán tư duy sáng tạo

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các dạng bài tập toán tư duy sáng tạo cho trẻ trong bài viết dưới đây.

Bài tập toán tư duy sáng tạo cho trẻ mầm non

Bài tập toán tư duy sáng tạo dạng tập đếm

Bài tập đếm cho trẻ cấp học mầm non là những bài khá đơn giản. Thực tế, trẻ học ở cấp mầm non mới chỉ ở độ tuổi từ 3 – 5 tuổi và phần nhiều là chưa thành thạo việc nhận biết con số. Vì vậy, đối với dạng bài tập này thì phụ huynh chỉ nên cho trẻ tập đếm số từ 1 – 10.

Phụ huynh có thể dùng chính những đồ vật, hay dụng cụ quen thuộc trong nhà như: đồ chơi, cây cối, con vật, bát, đũa,… và yêu cầu trẻ tập đếm. Đây là những bài tập toán tư duy sáng tạo đơn giản, nhưng sẽ giúp trẻ tư duy, ghi nhớ lâu và chính xác các con số cũng như tập đếm cơ bản để lên lớp cao hơn trẻ có thể ghép số nhanh hơn.

bài tập toán tư duy
Những bài tập toán tư duy dạng đếm sẽ hỗ trợ và thúc đẩy sự ghi nhớ lâu hơn ở bé, nhất là ghi nhớ những con số và hình ảnh của sự vật

Bài toán điền các số theo thứ tự

Các bài toán điền số theo thứ tự là một trong những dạng bài tập hữu ích cho trẻ ở độ tuổi mầm non trong rèn luyện tư duy. Dạng bài tập này yêu cầu trẻ phải nhớ được các quy luật của dãy số, thứ tự các số từ bé đến lớn, từ lớn đến bé, số lẻ và số chẵn.

Phụ huynh có thể đưa ra các dạng bài toán tư duy khác nhau bằng việc đưa ra các con số đầu và yêu cầu trẻ điền tiếp các số còn lại theo thứ tự từ bé đến lớn hay từ lớn đến bé.

Bài toán điền số còn thiếu vào ô trống

Bài toán điền số còn thiếu vào ô trống là một trong những bài tập toán tư duy sáng tạo phổ biến cho trẻ. Trẻ làm bài tập ở dạng này sẽ cần tìm số đúng nhất và chọn. Các số cần điền sẽ bị ẩn đi và yêu cầu trẻ phải vận dụng nhiều khả năng như: tư duy, quan sát và ghi nhớ để giải.

Phụ huynh có thể dạy trẻ bằng cách đưa ra các dãy số cũng theo thứ tự từ bé đến lớn hay ngược lại, số lẻ, số chẵn và yêu cầu trẻ điền vào ô còn thiếu.

Bài toán tư duy so sánh nhiều hơn

Để hoàn thành dạng bài toán này, trẻ cần biết quan sát, nhìn nhận và đánh giá, cũng như so sánh xem vật nào nhiều hơn vật nào.

Phụ huynh có thể dùng đồ vật xung quanh và quen thuộc như: hoa, đồ ăn, hoa quả, đồ chơi, các con vật rồi yêu cầu trẻ so sánh. Từ đó, trẻ có thể rút ra được số lượng và so sánh các con số.

Bài tập tính toán đơn giản

Đối với trẻ trong độ tuổi mầm non chỉ nên dừng lại ở mức các phép toán cộng, trừ cơ bản. Trẻ sẽ làm các phép tính, cộng trừ đơn giản bằng cách học dễ hiểu, dễ nhớ.

Phụ huynh có thể dạy trẻ thông qua các tình huống như: mẹ có 0 cái kẹo, mẹ cho Bi 3 cái thì mẹ còn mấy cái? Cũng có thể áp dụng tương tự với phép cộng.

Bài tập toán tư duy sáng tạo thông qua nhận biết hình dạng, màu sắc

Các bài toán nhận biết hình dạng, màu sắc thuộc top bài mà trẻ mầm non rất thích thú khi làm. Trẻ có thể biết được nhiều màu sắc: màu vàng, màu đỏ, màu xanh, màu trắng,… hay các hình dạng: hình tròn, hình vuông, hình tam giác,… thông qua vạn vật thực tế mà trẻ thấy.

Phụ huynh có thể cho trẻ học các màu sắc thông qua chính các vật mang màu sắc đó. Đồng thời, cha mẹ có thể dạy trẻ học hình dạng qua đồ vật. Với những bài học đầu tiên về các điều quen thuộc trẻ sẽ dần nhớ và nhận biết, tư duy được khi gặp các màu sắc và hình mới lạ.

toán rèn luyện tư duy
Phát triển tư duy sáng tạo thông qua các bài toán nhận biết hình dáng và màu sắc của đồ vật sẽ giúp phát triển tư duy của trẻ một cách vượt trội

Bài toán chơi với thẻ số

Với trẻ mầm non, cha mẹ có thể chơi cùng trẻ bằng cách giơ nhanh thẻ số rồi úp xuống và đố trẻ xem là số mấy. Khi trẻ đã thành thạo hơn, cha mẹ có thể giơ nhanh hai thẻ rồi úp xuống và đố thẻ bên tay nào lớn hơn hay bé hơn. Đối với trẻ tiểu học thì có thể chơi theo cách khó hơn, giơ nhanh hai thẻ rồi úp xuống và đố trẻ cộng hoặc trừ số trên 2 tấm thẻ đó.

Hoạt động này rất thú vị và đem lại hiệu quả cao, kích thích khả năng quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, xử lý và phản xạ nhanh của trẻ.

Kết hợp với nhưng hoạt động nghe tính, nhìn tính và viết số nhanh, hoạt động này sẽ giúp trẻ nhớ mặt bàn tính, tính toán với trí nhớ và khả năng tưởng tượng của bản thân. Với mỗi độ tuổi, trẻ nên được hướng dẫn làm các bài tập toán tư duy sáng tạo sao cho phù hợp với khả năng.

Bài tập toán tư duy sáng tạo cho trẻ tiểu học

Tiểu học là lúc trẻ được tiếp cận với những con số và phép tính, các bài toán ở dạng cơ bản và chưa chạm đến mức độ khó. Khi đã học đến cấp tiểu học trẻ cần được dạy các dạng bài toán tư duy phù hợp hơn để cải thiện và nâng cao khả năng của mình.

Bài tập toán tư duy sáng tạo kiểu tìm quy luật

Không chỉ đơn giản như ở cấp mầm non, đến cấp tiểu học trẻ đã được làm quen với rất nhiều dãy số lớn lên tới hàng chục, hàng trăm, hay hàng nghìn,… Thực tế, mỗi dãy số đều có quy luật riêng và việc của các rẻ là suy nghĩ và đưa ra kết quả đúng.

Phụ huynh có thể cho trẻ tìm hàng loạt dãy số lẻ, dãy số chẵn, dãy số cộng hay dãy số chia hết cho 2, 3, 4,…

bài toán luyện trí não trẻ
Những dạng bài tập tìm quy luật được ứng dụng rất nhiều trong môi trường học đường. Dạng toán này giúp phát huy một cách tối đa khả năng tư duy logic cũng như khả năng suy luận của trẻ

Bài toán tư duy về phép tính

Nếu như ở lớp mầm non trẻ tính được các phép tính cộng, trừ đơn giản thì lên tới tiểu học trẻ phải rèn luyện không chỉ hai phép tính này ở trình độ cao hơn, mà còn dùng các phép tính thập phân, nhân, chia và khai căn bậc hai,…

Phụ huynh nên áp dụng phương pháp cũ là cho trẻ rèn luyện nhiều với các phép tính thông qua các bài tập cụ thể và thực tế. Chẳng hạn, mẹ hỏi trẻ: con có 15 cái kẹo, chia đều cho 5 bạn thì mỗi bạn được mấy cái?

Bài toán tư duy đố vui

Những bài toán đố vui dành cho trẻ tiểu học giúp phát triển khả năng tư duy và trí sáng tạo hiệu quả. Thông thường, bài toán tư duy đố vui có sức hút đặc biệt đối với trẻ vì nó giúp trẻ học hỏi thêm nhiều điều và kích thích sự phát triển của trí não.

Chẳng hạn có thể đố trẻ: Con hãy cho biết cách đo độ cao của một cây mà không trèo lên ngọn cây và cũng không được cưa đổ cây để đo.

toán tư duy
Các dạng toán tư duy đố vui sẽ giúp kích thích trí não trẻ phát triển nhanh chóng, bên cạnh đó là tạo ra sự thú vị trong việc học toán của trẻ

Các bài tập toán tư duy đại lượng

Thông qua việc quan sát, cầm, nắm các đồ vật và so sánh cái nào nặng, cái nào nhẹ hơn trẻ có thể biết được khối lượng của các vật đó. Trẻ được học các đơn vị đại lượng như: kg, g, cm, dm, mm,…

Phụ huynh nên dạy trẻ biết cách đọc, cách viết các đại lượng để khi áp dụng vào những bài toán trẻ sẽ đỡ bỡ ngỡ. Từ đó, trẻ có thể nắm mối quan hệ giữa các đại lượng và tập chuyển đổi các đại lượng với nhau.

Braintalent mong muốn

Với những bài tập toán tư duy sáng tạo ở trên thì trẻ sẽ được phát triển đồng bộ giữa não trái và não phải, tăng cường khả năng phối hợp nhận thức của bộ não, giúp tăng hiệu suất của não bộ. Hy vọng với các dạng bài tập toán tư duy sáng tạo dành cho cả trẻ ở cấp mầm non và tiểu học sẽ giúp trẻ thành công trong học tập tất cả các môn.