Cách Rèn Luyện Chỉ Số Vượt Khó (AQ) Cho Trẻ Bướng Bỉnh
Chắc chắn, bạn thường chỉ nghe tới chỉ số IQ (Chỉ số thông minh) và EQ (Chỉ số cảm xúc). Nhưng theo những nghiên cứu cho thấy rằng ngoài chỉ số IQ, EQ thì chúng ta còn rất dễ bắt gặp chỉ số AQ; khi phân tích và đánh giá tiềm năng của trẻ. Vậy chỉ số AQ là gì? Có quan trọng không? Và cách rèn luyện chỉ số vượt khó (AQ) cho trẻ bướng bỉnh như thế nào? Ba mẹ hãy cùng BrainTalent tham khảo ngay bài viết hôm nay nhé!
AQ là gì?
AQ (Adversity Quotient) hay còn được gọi là chỉ số vượt khó. Đây là con số thể hiện năng lực (hay khả năng) để vượt qua những khó khăn; nghịch cảnh của một người. Chỉ số này rất quan trọng để đánh giá được năng lực đương đầu và đương đầu có hiệu quả trước khó khăn, nghịch cảnh.
Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc rằng, tại sao một số người không quá giỏi; không quá xuất sắc nhưng lại rất thành công vượt qua khó khăn, thất bại? Còn trong khi đó, một số người với trí thông minh (IQ) rất cao; nhưng lại dễ dàng bỏ cuộc, nãn lòng trước những biến cố nhỏ. Điểm khác nhau giữa họ chính là sự chênh lệch về chỉ số AQ. Sau đây, hãy cùng xem cách rèn luyện chỉ số vượt khó (AQ) cho trẻ bướng bỉnh dưới đây nhé!
Cách Rèn Luyện Chỉ Số Vượt Khó (AQ) Cho Trẻ Bướng Bỉnh
Nếu muốn nâng cao IQ cho trẻ, bạn có thể tập cho trẻ thực hiện các phép tính. Còn nếu bạn muốn nâng cao chỉ số EQ thì bạn phải rèn luyện thêm các cảm xúc tích cực; thắp lên ngọn lửa đam mê cho trẻ,…
Thế nhưng riêng chỉ số AQ, bạn chỉ cố thể rèn luyện cho trẻ bằng cách tạo ra niềm tin trong việc hàng ngày; cho bé cảm giác chiến thắng mọi thách thức đến từ cuộc sống; hoặc ngay trong chính bản thân. Dưới đây là cách sẽ giúp ba mẹ rèn luyện chỉ số vượt khó (AQ) cho trẻ bướng bỉnh ngay từ khi còn nhỏ hiệu quả nhất.
Cách rèn luyện chỉ số vượt khó (AQ) cho trẻ bướng bỉnh hiệu quả là xây dựng được sự tự tin cho trẻ
Khi một đứa trẻ tự tin thì sẽ luôn chủ động mày mò; tìm cách “giải quyết tình huống” khi gặp khó khăn; thay vì chỉ quay sang nhìn ba mẹ chờ đợi và… cầu cứu. Nếu không muốn thế thì bạn cần phải tập cho con ngay bây giờ. Hãy mạnh dạn cho bé thử những điều “khó khăn” hơn một chút so với tuổi của bé ngay từ nhỏ. Tất nhiên, bạn cũng cần phải đảm bảo giữ an toàn cho trẻ; không khiến trẻ bơ vơ và hoảng sợ khi thử những điều này.
Chỉ cần bố mẹ không “úm” con; “Con lớn rồi…”, một thời gian ngắn; sẽ thấy con tự tin hơn hẳn. Bố mẹ hãy để cho con làm, con thử thì con mới biết được mức độ khó dễ; từ đó tìm cách vượt qua nó và học được những kinh nghiệm của riêng mình. Hãy thử cho con mặc chiếc phao bơi; và cho con xuống nước để con “ vùng vẫy” xem. Nhưng bố mẹ lưu ý là đảm bảo an toàn cho con nhé! Nhờ cách rèn luyện chỉ số vượt khó (AQ) cho trẻ bướng bỉnh này sẽ giúp chỉ số AQ “vượt khó” của trẻ cũng nâng lên lúc nào không biết.
Kích thích khả năng sáng tạo
Kích thích khả năng sáng tạo cũng là cách rèn luyện chỉ số vượt khó (AQ) cho trẻ bướng bỉnh vô cùng hiệu quả. Vì khi gặp một thử thách khó khăn; để vượt qua, trẻ cần có khả năng sáng tạo tốt. Ví dụ như để có thể giải quyết một tình huống khó; trẻ không chỉ phải tự tin ở chính mình, phải kiên trì; mà còn phải có cái đầu “ngộ nghĩnh”, biết nghĩ đến những điều mà những đứa trẻ khác chưa chắc nghĩ đến.
Để kích thích được khả năng tư duy sáng tạo của trẻ (điều sẽ góp phần nâng cao chỉ số AQ cho trẻ sau này); thì ba mẹ nên cho con sớm được chơi những trò chơi có tính mày mò, quan sát, xoay sở… Ví dụ như tô màu; vẽ tranh; nặn tượng đất sét; các trò chơi kích thích trí tuệ; các môn thể thao vận động; tập cho trẻ nấu nướng, làm ra các “tác phẩm” theo cách của riêng mình.
Để trẻ tự quyết định
Cha mẹ từ xưa đến nay hay có thói quen là thích quyết định thay con quá nhiều. Từ những chuyện nhỏ nhặt như vào quán chọn món ăn nào? Đi chơi mặc bộ đồ nào? Cho đến chuyện lớn hơn như con thích học môn năng khiếu nào; cha mẹ đều thích quyết định thay con. Kết quả là trẻ chỉ chờ đợi vào cha mẹ, sẽ chỉ ngoan ngoãn làm theo đúng những gì cha mẹ muốn và không còn tin tưởng vào trực giác của chính trẻ nữa! Cách rèn luyện chỉ số vượt khó (AQ) cho trẻ bướng bỉnh bằng việc để trẻ tự quyết định vô cùng quan trọng.
Trực giác không được “hoạt động” sẽ không còn độ “nhạy”. Trẻ sẽ bị thụ động và chờ đợi khi gặp tình phải huống không như ý. Trực giác nhạy bén không phải là điều một sớm một chiều có được. Bạn nên để cho con quyết định càng nhiều thứ càng tốt. Sẽ có những quyết định sai lầm, như trẻ chọn một trong hai món ăn và cuối cùng lại thấy món ăn đó… quá tệ chẳng hạn. Nhưng qua chính những “thất bại”, trực giác sẽ mách bảo trẻ nhiều hơn. Trẻ sẽ có được những “tiếng nói từ bên trong” mách bảo việc gì nên làm, việc gì sẽ mang đến kết quả tốt trong tình huống xấu…
Cho trẻ luyện tập thể thao – cách lý tưởng để rèn luyện chỉ số vượt khó (AQ) cho trẻ bướng bỉnh
Thể thao là cách lý tưởng nhất để rèn luyện chỉ số vượt khó cho trẻ bướng bỉnh. Bất kỳ môn thể thao nào cũng tôi luyện trẻ và giúp trẻ học được những bài học quý như: Cần kiên trì, không có gì “dễ” cả, khó khăn nào cũng có hướng giải quyết, “thua” là bình thường vì ngày mai có thể mình sẽ “thắng”…
Tạm Kết
Trên đây là các cách rèn luyện chỉ số vượt khó (AQ) cho trẻ bướng bỉnh từ khi còn nhỏ hiệu quả nhất. Ba mẹ hãy lựa chọn phương pháp rèn luyện phù hợp với trẻ; từ đó đảm bảo được sự phát triển toàn diện nhất ở trẻ. Ngoài ra, nếu ba mẹ đang cần tìm một nơi cung cấp các khóa hoặc Toán trí tuệ giúp rèn luyện khả năng tư duy nhanh; và giải quyết vấn đề hiệu quả nhất. Thì đừng quên cái tên BrainTalent của chúng tôi nhé! BrainTalent luôn sẵn sàng và đồng hành cùng trẻ trên bước đường thành công!