Trò Chơi Dân Gian Toán Học – Top 3 Gợi Ý Cho Ba Mẹ
Trẻ em Việt Nam, nhất là lứa tuổi 8x, 9x chắc chắn không thể nào thiếu những trò chơi chơi dân gian cùng với những bài hát đồng dao sôi động, vui vẻ, sôi động. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng BrainTalent “ôn lại ký ức” với những trò chơi dân gian toán học khi xưa như oẳn tù tì, ô ăn quan, nu na nu nống,… nhé!
Công dụng của trò chơi toán học
Trò chơi toán học dân gian là những giá trị tinh thần mang đậm nét đẹp văn hóa dân tộc Việt. Đây không chỉ là những trò chơi vận động gắn kết người chơi với nhau mà còn đòi hỏi sự thông minh, nhanh nhạy ở người chơi. Từ xa xưa, có rất nhiều trò chơi dân gian phổ biến như rồng rắn lên mây, oẳn tù tì, nu na nu nống, ô ăn quan, kéo co, kéo cưa lừa xẻ, gắp cua bỏ giỏ, gánh gánh gồng gồng, mèo đuổi chuột, chồng nụ chồng hoa, chi chi chành chành,…
Thông qua các trò chơi này, trẻ nhỏ có thể phát triển khả năng ứng biến, tính toán và quan sát của mình. Bởi trẻ học không chỉ từ sách vở, trường lớp mà còn học ở mọi thứ xung quanh và trong cuộc sống thường nhật hàng ngày. Áp dụng phương pháp “chơi mà học, học mà chơi”, trẻ sẽ có thêm sự yêu thích với môn Toán, tự giác học mà không có quá nhiều áp lực, đồng thời có thể có thêm nhiều kỷ niệm thú vị trong ký ức tuổi thơ.
Dưới đây là một số trò chơi dân gian mà quý phụ huynh có thể tham khảo để dạy bé và chơi với bé.
Trò chơi dân gian toán học oẳn tù tì
Oẳn tù tì có thể áp dụng ở mọi lúc mọi nơi, là trò chơi dân gian toán học mà bé có thể học cách đếm trên bàn tay và liên tưởng đến vật dụng có hình dáng tương tự. Cụ thể những vật dụng sau được thể hiện qua bàn tay:
· Cái búa: Người chơi nắm các ngón tay lại
· Cái kéo: Người chơi xòe ngón trỏ và ngón giữa, nắm 3 ngón tay còn lại
· Cái bao: Ngược lại với kéo, tức người chơi phải xòe cả 5 ngón tay ra.
Một số địa phương còn sáng tạo ra nhiều vật dụng mới như cái giếng, cái kim,…
Cách chơi: Theo quy luật trò chơi dân gian oẳn tù thì cái búa đập cái kéo, cái kéo cắt cái bao, cái bao thì chùm được cái búa. Khi bắt đầu cả hai người chơi cùng đồng thanh hô: “Oẳn tù tì ra cái gì ra cái này”. Khi dứt câu, cùng lúc phải đưa tay ra, không được trước sau và áp dụng theo luật định thắng – thua vừa nêu. Nếu hai bên ra cùng một dấu hiệu thì tiếp tục oẳn tù tì.
Trò chơi dân gian toán học ô ăn quan
Bên cạnh oẳn tù tì thì ô ăn quan cũng là một trò chơi dân gian toán học rất đặc sắc; đòi hỏi phải có tính chiến thuật, biết tính toán. Bé có thể học được cách suy đoán, tính nhẩm. Với trò chơi này, các bé sẽ kẻ những ô gạch trên nền đất; và kiếm đá sỏi làm quân cờ gồm quan và dân.
Cách chơi:
– Bàn chơi ô ăn quan sẽ được kẻ bằng gạch/ phấn thành một hình chữ nhật; rồi chia thành 5×2 ô vuông. Ở hai cạnh chiều rộng sẽ kẻ thêm hai hình bán nguyệt; có đường kính là chiều rộng của bàn cờ. Các ô có hình vuông là ô dân. Và ô có hình bán nguyệt là ô quan.
– Đặt 2 quân quan (thường lấy viên sỏi/ đá lớn nhất) được đặt ở vị trí hình bán nguyệt. Còn mỗi ô dân sẽ có 5 viên sỏi. Mỗi người chơi sẽ lần lượt rải các quân cờ; và tính toán chiến thuật sao cho mình ăn được nhiều quân cờ nhất. Người nào bị ăn hết cờ hoặc quy định thời gian ai ăn được nhiều hơn thì người đó thắng.
Trò chơi dân gian toán học Nu na nu nống
Nu na nu nống, một trò chơi dân gian toán học với bài ca quen thuộc được các bạn nhỏ rất yêu thích. Ở trò chơi này, các bé sẽ ngồi chơi cạnh bên nhau; duỗi thẳng chân ra, tay cầm tay; vừa nhịp tay vào đùi vừa đọc những câu đồng dao. Nếu số lượng người chơi nhiều, thì các bé sẽ ngồi thành vòng tròn.
Với mỗi từ trong bài đồng dao sẽ được đập nhẹ vào một chân; chẳng hạn từ đầu tiên của bài đồng dao là từ “nu” thì bé sẽ đập nhẹ vào một chân của bé thứ nhất, từ “na” sẽ tiếp tục đập nhẹ vào chân thứ hai của bé thứ nhất, lần lượt đến chân của bé thứ hai, thứ ba… theo thứ tự từng bé đến bé cuối cùng rồi lại quay ngược đến từ “trống”.
Trò chơi sẽ kết thúc khi chân của bé nào gặp từ “trống” mà co chân đó lại; nếu co đủ hai chân là chiến thắng; bé tiếp theo co đủ hai chân sẽ về nhì,… chơi tiếp đến khi còn lại bé cuối cùng. Hoặc có thể kết thúc nhanh hơn; bằng cách chỉ cần có một bé co đủ hai chân là chọn ra người thắng cuộc; và bắt đầu chơi lại.
Trò chơi dân gian toán học Nu na nu nống sẽ giúp bé rèn luyện kỹ năng đếm số và tăng khả năng tương tác với bạn bè.
Tạm kết
Trên đây là top 3 trò chơi dân gian toán học thú vị mà BrainTalent muốn gửi đến ba mẹ. Hy vọng sẽ giúp ích cho Quý phụ huynh trong quá trình dạy bé học toán. Ngoài ra, nếu muốn giúp bé học Toán thông minh, tính nhanh, rèn luyện trí nhớ tốt, nhớ lâu thì ba mẹ có thể tham khảo các khóa học Toán tư duy cho bé tại BrainTalent – nơi ươm mầm giấc mơ Toán học của thiên tài tương lai.