Dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân chưa bao giờ là điều dễ dàng. Ba mẹ cần có cho mình những giáo án kỹ năng sống tự chăm sóc bản thân cụ thể và đúng cách nhất. Trẻ khi muốn rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc bản thân thì rất cần có sự định hướng đúng đắn của ba mẹ. Vậy ba mẹ cần lưu ý điều gì khi giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho con? Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!

03 bước quan trọng trong dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Lên kế hoạch và thực hành

Phụ huynh có thể cùng con lập nên những kế hoạch mang tên “Bé tự lập”. Mục đích là để việc thực hành những kỹ năng trở thành lịch trình quen thuộc mỗi ngày. Sau đó, chúng sẽ dần trở thành những thói quen lành mạnh cho con của bạn.

Ba mẹ cần phải chuẩn bị những dụng cụ dành riêng cho trẻ em và phải đặt vừa tầm với của con. Bên cạnh đó, ba mẹ cần dạy con thực hành với những dụng cụ từ cấp độ dễ cho đến cấp độ khó; ví dụ như từ áo phông cho đến áo sơ mi; từ giày không dây cho đến có dây; từ thìa silicon cho đến thìa inox.

Phương pháp tốt nhất để dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân đó là ba mẹ hãy làm mẫu; bởi vì trẻ em thường rất thích bắt chước. Ba mẹ có thể vừa làm và vừa hướng dẫn cho con bằng lời nói.

dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Đây chính là một phương thức vô cùng đơn giản để con có thể biết cách và làm theo

Dành thời gian cho con và luôn kiên nhẫn khi

Việc dạy con kỹ năng tự phục vụ cần rất nhiều sự kiên nhẫn. Đây là một trong những phương thức để hỗ trợ con phát triển được lòng tự trọng của mình; cùng với đó là phát triển được những sức khỏe về thể chất và tinh thần.

Sau này, ba mẹ nên dành thời gian để dạy và hỗ trợ con khi con bắt đầu và giảm dần sự hỗ trợ khi con đã tự làm được. Từ đó giúp con xây dựng được lòng tự tin và can đảm của mình. Ba mẹ tiếp tục theo dõi và giám sát trong quá trình con rèn luyện những kỹ năng tự phục vụ này cho đến khi nào con hoàn toàn có thể tự làm một mình. Mỗi kỹ năng cần được chia thành nhiều bước khác nhau và được sử dụng các hỗ trợ trực quan như biểu tượng mô phỏng, hình ảnh.

Ví dụ như các bước rửa tay gồm có:

  • Bước 1: Làm ướt
  • Bước 2: Lấy xà phòng
  • Bước 3: Xoa tay
  • Bước 4: Rửa lại với nước
  • Bước 5: Lau khô tay
giáo án kỹ năng sống tự chăm sóc bản thân
Ba mẹ nào cũng luôn mong muốn con được chăm sóc, được bao bọc và được yêu thương đúng cách nhất

Ba mẹ cần khuyến khích và ghi nhận những nỗ lực của con khi dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Đúng vậy, phụ huynh nên tập thói quen khuyến khích con tự thân cố gắng để làm theo các bước. Thế nhưng, đồng thời ba mẹ cũng nên giúp đỡ con khi cần thiết để con luôn cảm thấy được mình được hỗ trợ và không dễ bị nản lòng.

Trẻ em mầm non thường rất cần được sự hiện diện và đồng hành của cha mẹ trong mọi hoàn cảnh; đặc biệt là sự ghi nhận cũng như động viên của ba mẹ trong từng kỹ năng mà con làm được. Ba mẹ hãy tập thói quen khen ngợi con mỗi khi con hoàn thành được những kỹ năng mới.

Xem thêm: Kỹ năng tự vệ cho học sinh

giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Mục đích là để con cảm thấy thật nhiều động lực để tiếp tục hành trình học tập của mình sau này

Gợi ý cách dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân phù hợp với mọi lứa tuổi

Ba mẹ cần quan tâm đến những kỹ năng phù hợp với từng lứa tuổi của con; bởi vì nếu như kỹ năng đơn giản và không có sự nâng cao tương ứng với từng lứa tuổi thì sẽ dễ khiến cho con bị nhàm chán. Ngược lại, nếu như kỳ vọng quá cao thì sẽ dẫn đến sự nản lòng dành cho con. Dưới đây là danh sách gợi ý những kỹ năng tự phục vụ tùy thuộc theo mức độ sẵn sàng của từng lứa tuổi.

Trẻ từ 12 – 18 tháng: Cùng với sự trợ giúp của ba mẹ, con có thể bắt đầu tự mình lựa chọn quần áo. Ba mẹ có thể đưa ra vài gợi ý; tập cho con lau tay bằng khăn ẩm; rửa tay; bắt chước ba mẹ việc cầm bàn chải hay cầm thìa.

Trẻ em từ 18 – 24 tháng: Khi đó, con có thể bắt đầu trong việc khám phá; tự lấy thức ăn vào bát và muốn ăn. Học cách rửa mặt và rửa tay. Học cách đánh răng; cầm cốc uống nước; xếp quần áo vào tủ; cởi áo quần; cởi tất và già; treo áo lên móc; bỏ rác vào thùng,…

Trẻ từ 2 – 3 tuổi: Con sẽ bắt đầu học được cách sử dụng giấy ăn; dọn phần bát đĩa khi mình đã ăn xong; tự mặc áo chui đầu; chải tóc; học cách rót nước từ bình vào cốc; đi giày không buộc dây. Học cách lau những vết bẩn; cho quần áo vào giỏ giặt.

Trẻ em từ 3 – 4 tuổi: Ngoài việc tiếp tục cho con thực hành những kỹ năng của trẻ từ 2 – 3 tuổi; ba mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân như việc cài cúc áo và buộc dây giày cho mình. Dọn giường với sự hỗ trợ của ba mẹ. Các kỹ năng nấu ăn đơn giản như đập trứng, cắt lát chuối, … Biết dùng bồn để rửa trái cây hoặc rửa ly uống nước.

Trẻ từ 4 – 6 tuổi: Lúc này con sẽ nắm chắc hơn về những kỹ năng được thực hành ở những lứa tuổi nhỏ hơn. Khi đó, con để có thể tự mặc quần áo cho mình. Tự lựa chọn quần áo phù hợp với thời tiết. Dùng chổi và cây lau nhà để làm sạch; học cách rửa bát đĩa, trái cây và cốc. Bên cạnh đó, con cũng có thể học thêm những kỹ năng nấu ăn nâng cao hơn như cắt nguyên liệu bằng dao an toàn; nhặt rau.

rèn luyện kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Hành trình nuôi dạy con khôn lớn chưa bao giờ thực sự là dễ dàng

Lời kết

Việc rèn luyện cũng như trao cho con những cơ hội để tự chăm sóc và tự lựa chọn sớm sẽ giúp hình thành được tính tự lập trong con. Và đây được xem là một trong những chìa khóa vàng để con có được thành công hơn trong tương lai của mình. Và nếu như ba mẹ đang tìm kiếm cho mình một trong những môi trường giáo dục hàng đầu để giúp nâng cao được khả năng tư duy; khả năng ghi nhớ và khả năng phản xạ của con. Bên cạnh đó là cho con một môi trường phát triển với sự thân thiện của bạn bè và thầy cô giáo; thì BrainTalent chắc chắn là một môi trường mà ba mẹ không thể nào bỏ qua.

Con sẽ được tiếp cận với một nền giáo dục hoàn toàn mới; giúp con phát triển được hệ thống tư duy của cả hai bán cầu não; từ đó khả năng phản xạ, khả năng giải quyết vấn đề và khả năng vượt khó của con đều được nâng cao một cách đáng kể. Liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn sớm nhất ba mẹ nhé!