Trẻ Em Bị Trầm Cảm – Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Trầm cảm ở trẻ em là tình trạng trẻ bị rối loạn tâm lý; thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản và không còn niềm vui, hứng thú với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Với mục đích phát hiện sớm và ngăn chặn tình trạng này, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng khi trẻ em bị trầm cảm để điều trị kịp thời. Trong bài viết hôm nay, BrainTalent sẽ tổng hợp những thông tin liên quan đến căn bệnh trầm cảm ở trẻ em. Mời ba mẹ cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân trẻ em bị trầm cảm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị trầm cảm. Trong số đó, những nguyên nhân phổ biến nhất là:
– Trầm cảm sau khi xuất hiện các bệnh lý hay do chấn thương tác động trực tiếp đến vùng não bộ.
– Trầm cảm do yếu tố di truyền: Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tại Mỹ đã kết luận rằng ADN cũng là yếu tố gây ra các căn bệnh trầm cảm cho trẻ. Hiện nay có khoảng hơn 40% các trường hợp trẻ em bị trầm cảm xuất phát từ ADN, chủ yếu rơi là trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 6 tuổi.
– Trầm cảm do căng thẳng: vì áp lực từ nhiều phía như gia đình, áp lực trong học tập, môi trường sống,… hay cú sốc từ những biến cố xảy đến bất ngờ như mất người thân, chứng kiến một việc vượt quá giới hạn,…
Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị trầm cảm
Tùy vào nguyên nhân, độ tuổi và tính cách của trẻ mà dấu hiệu, triệu chứng trầm cảm ở trẻ cũng khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trẻ bị trầm cảm thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau đây.
Rối loạn giấc ngủ
Hầu hết trường hợp trẻ em bị trầm cảm sẽ kèm theo triệu chứng bị mất ngủ, trẻ thường xuyên ngủ không được sâu giấc, hay bị giật mình và có hiện tượng quấy khóc liên tục vào ban đêm.
Mất tập trung, trí nhớ kém
Có lẽ bạn chưa biết, ở độ tuổi nhỏ, khả năng ghi nhớ, tiếp thu những chi tiết, sự việc xung quanh của trẻ rất tốt, nhất là trong giai đoạn trẻ khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, khi mắc phải căn bệnh trầm cảm thì khả năng ghi nhớ của trẻ em có thể bị giảm sút, hay quên nhiệm vụ và khó tập trung trong thời gian lâu vào bất cứ hoạt động nào.
Thay đổi thói quen ăn uống hoặc bú mẹ
Nếu bị trầm cảm thì ít nhiều cũng ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt đặc biệt là trong việc ăn uống. Cụ thể trẻ dưới 2 tuổi sẽ bị đảo lộn thói quen bú sữa mẹ, còn những bé từ 3 tuổi trở lên lại biếng ăn, ăn không ngon miệng hoặc cũng có thể là ăn quá nhiều và không thể kiểm soát.
Chậm nhận thức và phát triển
Trẻ em bị trầm cảm thường đi kèm với triệu chứng chậm phát triển và không nhận thức được như các bạn cùng trang lứa. Thông thường, trẻ sẽ chậm nói và chậm đi đứng.
Ngại giao tiếp
Trẻ bị trầm cảm phần lớn đều có xu hướng muốn khép kín; ngại giao tiếp và tiếp xúc với những người xung quanh; cho dù là người thân trong gia đình. Trẻ không muốn chia sẻ hay nói chuyện với bất kỳ ai.
Tâm lý bất thường
Trẻ bị trầm cảm sẽ thường có khí sắc u buồn, hay xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy lo lắng, hay thường xuyên tức giận, quấy khóc mà không rõ lý do.
Phương pháp điều trị chứng trầm cảm ở trẻ em
Để có thể giúp cho trẻ em bị trầm cảm cải thiện tốt hơn về sức khỏe tinh thần; các bậc phụ huynh nên kết hợp nhiều phương pháp và kiên trì trong thời gian dài. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm:
– Cha mẹ thường xuyên lắng nghe, tâm sự, chia sẻ, dành nhiều thời gian bên cạnh con hơn.
– Không tạo quá nhiều áp lực cho trẻ; bắt ép trẻ làm những điều trẻ không thích; vì đây là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị trầm cảm.
– Xây dựng cho trẻ một chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, nhiều vitamin tốt cho sự phát triển của bé.
– Rèn luyện chế độ sinh hoạt khoa học cho bé: ngủ đúng giờ; thường xuyên tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh; để giúp bé hòa đồng và thoải mái hơn.
– Hãy chờ bé một chút: Điều này cũng khá đơn giản. Nhiều ba mẹ thấy trẻ em bị trầm cảm không thể tự phát biểu được; nên hay “thay lời muốn nói”, trả lời thay cho bé. Điều này vô tính đã cướp đi cơ hội để bé được nói lên cảm nhận của mình. Chính vì thế, ba mẹ hãy kiên nhẫn chờ bé; để bé được tự mình phát biểu, biểu đạt cảm xúc.
Đối với những trường hợp trẻ bị trầm cảm dấu hiệu nặng hơn; cần đến sự hỗ trợ của các chuyên gia, bác sĩ tâm lý; để giúp cải thiện và giảm thiểu các triệu chứng trầm cảm.
Tạm kết về trẻ em bị trầm cảm
Trầm cảm ở trẻ em là một căn bệnh nguy hiểm; tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai sau này của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh nên có kiến thức nhất định về căn bệnh này để phát hiện sớm; và có hướng điều trị giúp bé sớm lấy lại cân bằng trong cuộc sống. BrainTalent luôn đồng hành cùng ba mẹ trên hành trình giúp bé học tập và phát triển một cách tốt nhất.