Vì Sao Nên Lựa Chọn Phương Pháp Dạy Học Lấy Trẻ Làm Trung Tâm?
Trên thực tế, đang có rất nhiều phương pháp khởi nghiệp giáo dục tập trung trong việc giáo dục cho trẻ nhỏ. Nhưng đã bao giờ bạn được nghe đến phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm hay chưa? Hiện tại có rất ít người biết và hiểu rõ về phương pháp này. Đây được đánh giá là một lĩnh vực về giáo dục đang còn rất mới mẻ và chưa được áp dụng nhiều trong các mô hình khởi nghiệp giáo dục tại Việt Nam. Vậy phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì và vì sao những người bắt đầu khởi nghiệp giáo dục nên lưu ý tới phương pháp này.
Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm hình thành trên cơ sở nào?
Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở mỗi con người trong chúng ta đều có được sự khác biệt về: Điều kiện sống, hoàn cảnh phát triển, đặc trưng về thể chất, đặc trưng về năng lực, … Điều này cũng tương tự đối với trẻ em.
Có thể nói, mỗi trẻ em đều có cho mình một sự đặc trưng riêng về hoàn cảnh phát triển, môi trường sinh sống, điều kiện của gia đình và điều kiện học tập, … Chính vì vậy, mỗi đứa trẻ luôn là một cá thể hoàn toàn khác biệt. Chúng có sự đặc trưng thể chất, về các mối quan hệ xã hội, về khả năng tư duy, trí tuệ, tình cảm lẫn tâm lý và cảm xúc, … Điều này cũng sẽ đồng nghĩa với việc mỗi đứa trẻ sẽ có cho mình sự thích thú, cách thức học hỏi cùng trình độ học tập và khả năng giải quyết vấn đề khác nhau.
Chính vì vậy, chúng ta cần phải chú ý và xem xét đến những điều đã và đang xảy ra trong suốt quá trình lớn lên của trẻ. Điều này hoàn toàn có thể ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến tương lai của mỗi đứa trẻ.
Có rất nhiều câu châm ngôn như: “Mỗi đứa trẻ là một cá thể hoàn toàn riêng biệt” hay “Mỗi đứa trẻ đều có được cơ hội học tập bằng nhiều cách khác nhau” ra đời. Chính sự đặc trưng về quá trình phát triển của trẻ, rất nhiều những doanh nghiệp khởi nghiệp giáo dục đã lựa chọn và tiếp cận cũng như áp dụng triệt để phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm để có thể giúp cho trẻ có được sự hứng thú trong học tập, từ đó đầu tư để phát triển thế mạnh riêng ở mỗi đứa trẻ.
Tầm quan trọng của phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Tính tới thời điểm hiện tại, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm đang là phương pháp thường được áp dụng vào các chương trình giáo dục dành cho trẻ em mầm non (từ 4 đến 6 tuổi). Đặc biệt, phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đang được sử dụng rất nhiều ở những thành phố lớn, có sự phát triển vượt bậc hơn về kinh tế, điều kiện sống và điều kiện giáo dục.
Phương pháp giáo dục này đã chứng tỏ cho phụ huynh thấy rõ được những ưu điểm tuyệt vời mà nó mang lại cho sự phát triển của con cái; vì vậy các doanh nghiệp khởi nghiệp giáo dục bằng phương pháp này thì đang rất được phụ huynh tin tưởng và lựa chọn. Có thể nói, phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm đang phát triển vượt bậc và dần tạo nên một nền móng cực kì vững chắc trong mô hình giáo dục dành cho trẻ nhỏ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những nền tảng đầu đời đóng vai trò cực kỳ quan trọng để có thể nâng bước cho trẻ và tạo cho các em sự vững chắc trước khi bước vào đời. Đối với nhiều phụ huynh, họ đánh giá và nhìn nhận rằng phương pháp giáo dục đặc biệt này mang lại rất nhiều giá trị nhân văn cũng như nhiều giá trị tinh thần vô cùng to lớn không chỉ cho những đứa con của họ mà còn cho cả mầm non tương lai của đất nước.
Nguyên tắc thực hiện phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Nguyên tắc thứ nhất
Mọi đứa trẻ đều có quyền lợi được hưởng thụ một nền giáo dục mà trong đó trẻ em hoàn toàn có thể có điều kiện được lớn lên và phát triển một cách toàn diện nhất. Đây chính là nguyên tắc tiền đề cơ bản và là vấn đề trọng tâm cốt lõi trong việc tìm hiểu và thực hiện cũng như ứng dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Dù là trung tâm dạy toán hay trung tâm ngoại ngữ dành cho trẻ em thì khi thực hiện phương pháp này đều phải hiểu được giá trị cốt lõi của nó.
Nguyên tắc thứ hai
Nên ghi nhớ, mọi đứa trẻ đều là những cá thể vô cùng riêng biệt và là duy nhất. Chính vì vậy, chúng ta phải lên lộ trình giảng dạy và tìm hiểu các phương pháp dạy học mang tính bao quát, phù hợp và mang tính linh hoạt dựa trên sự phát triển của từng bé. Mỗi đứa trẻ cần được tôn trọng và tạo điều kiện phát triển những thế mạnh riêng biệt của chúng.
Nguyên tắc thứ ba
Trẻ em cần được tạo điều kiện để có thể tham gia vào những hoạt động theo khuynh hướng giáo dục và phát triển phù hợp với thế mạnh và đặc trưng riêng của bản thân. Những đứa trẻ nên được tạo điều kiện để được tham gia vào việc học tập những thứ mà chúng cần biết liên quan đến cả thể chất lẫn khía cạnh tinh thần.
Kinh nghiệm khởi nghiệp giáo dục
Nếu như bạn đang lên kế hoạch để chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh về giáo dục bằng cách áp dụng phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm thì nếu chỉ áp dụng phương pháp đúng cách không thôi vẫn là chưa đủ. Nội dung sau đây sẽ giúp giới thiệu đến bạn đọc những yếu tố cơ bản cần đảm bảo để có thể khởi nghiệp giáo dục một cách thành công nhanh chóng.
Để có thể tạo dựng nên một thương hiệu trong ngành giáo dục và đưa trung tâm giảng dạy đi vào hoạt động kinh doanh một cách thành công nhất quả là một điều vô cùng khó khăn. Khởi nghiệp trong lĩnh vực giáo dục đòi hỏi các chủ doanh nghiệp, những người đứng đầu trung tâm cần phải có được những hiểu biết và những kinh nghiệm căn bản cần thiết. Một số những lưu ý trước khi tiến hành khởi nghiệp cần phải kể đến như sau:
-
Phải tìm hiểu kỹ càng về thị trường: Khi đã nắm rõ được thị trường hiện nay như thế nào, các chủ doanh nghiệp tương lai hoàn toàn có thể tường tận được thực trạng giáo dục ở thời điểm hiện tại. Từ đó có thể xác định và xây dựng những ý tưởng kinh doanh về mảng giáo dục độc đáo và thu hút nhất.
-
Hãy chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp của mình: Nhà đầu tư hãy chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ thủ tục để tiến hành đăng ký thành lập, đăng ký đi vào hoạt động và đăng ký cho doanh nghiệp.
-
Hãy chuẩn bị một nguồn vốn hợp lý nhất: Đối với mảng khởi nghiệp giáo dục, bạn cần phải có trong tay một số vốn nhất định. Khi đó, các nhà đầu tư nên biết điều tiết, xử lý và cân bằng để có thể giữ vốn ở mức an toàn nhất, mức thấp nhất là phải hòa vốn.
-
Hãy xác định đúng khách hàng mục tiêu của mình là gì: Mức thu nhập và độ tuổi của lượng khách hàng chính là hai điểm mấu chốt để chủ doanh nghiệp kinh doanh giáo dục xây dựng được cho mình những hướng phát triển đúng đắn và phù hợp nhất.
-
Phát triển những ý tưởng kinh doanh độc đáo và mới lạ: Trên thị trường hiện nay đang có rất nhiều những ý tưởng kinh doanh trong mảng giáo dục rất hay như: thành lập trung tâm giảng dạy online cho trẻ em, mở trung tâm tiếng anh cho trẻ em, thành lập trung tâm kinh doanh những thiết bị và đồ chơi liên quan đến giáo dục, … Một trong những ý tưởng kinh doanh đang dần chiếm được xu thế lớn trên thị trường ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đó chính là nhượng quyền giáo dục.
Trên đây là những bàn luận và thông tin về chuyên đề “Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm“. Nếu như bạn đang nghiên cứu và chuẩn bị tiến hành khởi nghiệp giáo dục, nếu áp dụng phương pháp này đúng cách, bạn sẽ có được sự thành công nhanh chóng và vững vàng.