Dấu hiệu, biểu hiện của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Dấu hiệu, biểu hiện của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là một trong chủ đề đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm tìm hiểu thời gian vừa qua. Đây là một bệnh lý thể hiện chứng rối loạn tâm lý, làm cho người mắc bệnh cảm giác buồn bã, suy sụp tinh thần, mệt mỏi và không hứng thú với bất kì mọi việc. Người mắc chứng bệnh nguy hiểm này khó có thể tự mình thoát khỏi để làm việc hoặc quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường với bạn bè, hoặc gia đình chính mình. Nếu chứng trầm cảm ở giai đoạn diễn biến nặng có thể dẫn đến các hành động tổn thương tâm lý, sức khỏe và cả tính mạng của họ. Vậy phải làm gì để sớm nhận biết? Cùng Braintalent tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây ngay, bạn nhé!

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một dạng của tình trạng rối loạn tâm thần ở mức độ khá nghiêm trọng. Người mắc bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản, không hoặc mất dần hứng thú với các hoạt động bên ngoài. Mất dần niềm tin vào cuộc sống hiện tại và tương lai. Khi hiện tượng này xuất hiện trong một thời gian dài, chúng sẽ làm cho người bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn diện về mặt tâm lý, sức khỏe, hành vi, cảm xúc, khiến trẻ không thể phát triển toàn diện.

Trầm cảm là một căn bệnh không còn quá xa lạ ở thời điểm hiện tại. Trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa. Với độ tuổi phổ biến nhất từ 13 - 25 tuổi
Trầm cảm là một căn bệnh không còn quá xa lạ ở thời điểm hiện tại. Trầm cảm đang có xu hướng trẻ hóa. Với độ tuổi phổ biến nhất từ 13 – 25 tuổi

Các dấu hiệu bị trầm cảm tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì thường tồn tại rất nhiều cung bậc cảm xúc bất thường, khiến nhiều bạn trẻ, đặc biệt giai đoạn từ 12 – 16 tuổi thể hiện sự nổi loại. Chủ yếu để phản kháng, đối phó với áp lực từ việc học ở trường, sự kỳ vọng của gia đình, bố mẹ, chính bản thân con trẻ hoặc những chuẩn mực xã hội. Trẻ ở giai đoạn này thường có phản ứng khá khác biệt so với người khi bị trầm cảm, do đó, phụ huynh cần phải đặc biệt lưu ý những dấu hiệu nhận biết sớm để điều trị và chữa trị. Các dấu hiệu, biểu hiện của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì phổ biến nhất:

Thường xuyên và dễ buồn phiền về những điều cuộc sống

Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Chẳng hạn như buồn khi có chuyện không vui, buồn khi thời tiết chuyển mùa, thay đổi. Đặc biệt giai đoạn chuyển mùa thu sang mùa đông, nỗi buồn ám ảnh lấy cuộc sống của những người mắc bệnh trầm cảm càng thâm nghiêm trọng.

Đáng lẽ ra, các bạn phải luôn cảm thấy vui vẻ, vô tư, hồn nhiên, trong sáng. Đặc biệt tuổi dậy thì sẽ giúp các em luôn nhìn mọi thứ bằng ánh mắt muốn khám phá, tìm tòi, tinh nghịch, hứng khỏi. Song ngược lại, con em mình lại hoàn toàn “chìm ngập” trong tình trạng buồn bã, chán nản thì phần lớn là con bạn đang gặp phải vấn đề gì đó. Bạn có thể trò chuyện, tâm sự cùng con, để tìm hiểu vấn đề, giúp chúng vượt qua những trở ngại, khủng hoảng tâm lý tuổi mới lớn.

Cảm thấy vô dụng, tủi thân, vô giá trị

Trẻ dần cảm thấy cuộc sống của chính mình trở nên vô vị, chẳng còn chút giá trị nào. Thường xuyên cảm thấy bản thân vô dụng, đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang hướng đến thế giới đen tối của trầm cảm. Phụ huynh hãy thật sự chú ý, cẩn thận chú ý đến trẻ.

Trầm cảm ở tuổi dậy thì – Trẻ không tập trung, mất hứng thú với mọi việc

Nếu như trước đây, con rất yêu thích đến lớp để học múa, thích rủ bạn về nhà để cùng xem bộ sưu tầm xe hơi, quần áo cho búp bê, nhảy múa, ca hát, vẽ tranh,…Nhưng bỗng dưng trẻ không còn hứng thú với những điều đó nữa. Đôi mắt vô hồn, thiếu tập trung, dễ thờ thẩn, đây cũng có thể là lúc con đang gặp các vấn đề tâm lớn lớn.

Những sở thích, trò chơi, bộ sưu tập bỗng chốc bị bé "bỏ rơi". Không muốn chơi, cảm thấy chán nản, thái độ khác hẳn mọi ngày thì tuyệt nhiên phụ huynh phải nên lưu tâm
Những sở thích, trò chơi, bộ sưu tập bỗng chốc bị bé “bỏ rơi”. Không muốn chơi, cảm thấy chán nản, thái độ khác hẳn mọi ngày thì tuyệt nhiên phụ huynh phải nên lưu tâm

Có xu hướng nổi loạn, chống đối

Dấu hiệu, biểu hiện của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy phổ biến nhất là trẻ không chịu lắng nghe, chống đối hoặc có phản ứng thái quá, không chịu tiếp nhận ý kiến từ mọi người. Con phản kháng lại những hành động mà bố mẹ đề cập đến. Muốn xa lánh, né tránh, đề phòng với tất cả mọi người. Đặc biệt khi trẻ cảm thấy bị tấn công bởi hành động, lời nói, cử chỉ thì con sẽ có hiện tượng nổi loạn, muốn phản kháng lại và ngừng tiếp nhận thông tin.

Nổi loạn, thù địch quá mức có thể là một chiến lược đối phó với sự chán nản của chúng. Do vậy, thay vì trừng phạt, phụ huynh nên cố gắng quan tâm con hơn. Đừng nên gặng hỏi, hãy từ từ tìm hiểu những lý do thực sự đằng sau những hành vi như vậy.

Thích ở một mình

Luôn tự cô lập bản thân, tự “xây dựng” rào cản. Tách biệt với mọi người thì rất có thể con bạn đang mắc phải căn bệnh trầm cảm. Đây là một trong những dấu hiệu bị trầm cảm ở tuổi dậy thì đáng lo ngại. Khi có người hỏi han, quan tâm, con sẽ phản ứng bằng cách thể hiện thái độ khó chịu. Ban đầu có thể phản ứng gay gắt nhưng bố mẹ hãy kiên nhẫn. Luôn đồngh hành và đưa ra những cách giúp đỡ con vượt qua cơn khủng hoảng này nhé.

Thay đổi thói quen ngủ – Dấu hiệu khó nhận biết khi con trẻ mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Sự thay đổi này ít được bố mẹ nhận ra. Tuy nhiên, chúng sẽ có 2 xu hướng xảy ra. Đó là trẻ thường ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều. Bố mẹ cần phải thận trọng và theo dõi con một cách cẩn thận hơn.

Rối loạn ăn uống

Cũng giống như giấc ngủ, rối loạn ăn uống cũng xảy ra 2 tình huống tương tự. Một là sẽ ăn quá nhiều, hai là không muốn ăn, ăn ít, bỏ bữa. Việc tìm đến đồ ăn giúp con trẻ giảm bớt những buồn bã và căng thẳng. Thường thì trẻ em ở giai đoạn dậy thì đã biết quan tâm đến nhan sắc, vóc dáng; thế nhưng con bạn là chẳng hề quan tâm, thờ ơ. Cộng thêm dấu hiệu thích ở một mình, làm mọi thứ một mình, thì nguy cơ cao, bé đã mắc bệnh trầm cảm.

Việc tìm đến đồ ăn giúp con trẻ giảm bớt những buồn bã và căng thẳng.
Việc tìm đến đồ ăn giúp con trẻ giảm bớt những buồn bã và căng thẳng.

Bị ám ảnh bởi việc tự tử hay cái chết

Nếu phần lớn các cuộc trò chuyện đều chỉ xoay quanh cảm xúc về việc tự sát, cái chết, thì đó là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này. Vì vậy, sự hỗ trợ, quan tâm từ người thân trong giai đoạn này là rất cần thiết. Nếu vượt quá tầm kiểm soát, quý vị nên nhờ hỗ trợ từ bác sĩ tâm lý.

Một vài biểu hiện khác của căn bệnh nguy hiểm – trầm cảm ở tuổi dậy thì

  • Dễ kích động, giận dữ thái quá.
  • Nhạy cảm khi thất bại.
  • Thường xuyên mắc bệnh về thể chất.
  • Thường xuyên vắng học, ngại đến lớp.
  • Cảm thấy khó khăn trong việc giao tiếp các mối quan hệ.
  • Có dấu hiệu lạm dụng ma túy, rượu bia.
  • Cố bỏ nhà ra đi, hay đề cập với bạn bè. Hoặc viết nhật kí, chia sẻ những bài viết trên mạng xã hội liên quan đến việc bỏ nhà ra đi.
  • Biểu hiện của hành vi tự hủy hoại bản thân như rạch tay, cắt tóc, uống thuốc ngủ quá liều,….Nghiêm trọng hơn là tự tử.

Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở tuổi dậy thì?

Áp lực học tập

Tuổi dậy thì là các bạn trẻ đều trong giai đoạn học cấp 2, cấp 3, chịu nhiều áp lực từ học tập. Các bài kiểm tra với thời gian gắt gao, kì thi chuyển cấp ngày càng khắc nghiệt. Nguyên nhân sâu xa hơn là đến từ sự kì vọng quá lớn của cha mẹ. Đa phần trẻ sẽ suy nghĩ nhiều điểm số, thành tích dẫn đến lo lắng. Từ đó gây ra sợ hãi, căng thẳng mỗi khi không đạt được mục tiêu đã đề ra.

Sự thay đổi hormone bên trong cơ thể

Ở lứa tuổi từ khoảng 11 đến 14 tuổi dễ bị thay đổi hormone bên trong cơ thể. Những loại hormone sản xuất từ não bộ cũng như cơ quan sinh dục bắt đầu của trẻ bắt đầu có biến đổi, gây ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi. Nồng độ cortisol hoặc hormone tuyến giáp biến đổi làm gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh trầm cảm.

Thiếu sự đồng cảm – Nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì

Bắt đầu ở tuổi dậy thì sẽ khiến cho con người dần thay đổi về ngoại hình, hành vi, cảm xúc. Điều này sẽ khiến cho trẻ cảm thấy lo sợ nếu không được trang bị đầy đủ kiến thức. Ngoài ra, khi trẻ không nhận được sự đồng cảm hoặc chia sẻ của bạn bè, người thân cũng sẽ khiến trẻ gặp nhiều trở ngại trong tâm lý.

Đồng cảm, thấu hiểu con luôn là "chìa khóa" quan trọng để tháo mắc mọi vấn đề mà ba mẹ cần nên quan tâm.
Đồng cảm, thấu hiểu con luôn là “chìa khóa” quan trọng để tháo mắc mọi vấn đề mà ba mẹ cần nên quan tâm.

Lối suy nghĩ tiêu cực

Những đối tượng thường có suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy khó khăn, thất bại. Không tự giải quyết các vấn đề bản thân. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao cao mắc phải căn bệnh đáng lo ngại này.

Bạo lực học đường

Tình trạng bạo lực học đường có xu hướng phức tạp và gia tăng. Đặc biệt là đối với giai đoạn trẻ tuổi dậy thì luôn dễ dàng xảy ra xung đột. Bị bạn tẩy chay, cô lập, chửi bới hoặc thậm chí đánh đập bạn. Phần lớn những nạn nhân hiện tượng này đều có xu hướng yên lặng chịu đựng. Không muốn chia sẻ do tự nghĩ bản thân mình có lỗi, không dám lên tiếng hoặc phản kháng. Từ đó dẫn đến tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến trầm cảm.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh

  • Có thành viên gia đình đã mất vì tự tử.
  • Mâu thuẫn gia đình trong thời gian.
  • Có cha mẹ, ông bà, người có quan hệ huyết thống cũng mắc căn bệnh này, nghiện rượu hoặc rối loạn lưỡng cực.
  • Lạm dụng nicotine, hoặc các loại chất gây nghiện khác.
  • Bị kì thị, xa lánh, phân biệt khi là đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính, chuyển giới,…
  • Đã từng là nạn nhân, nhân chứng bạo lực. Ví dụ như lạm dụng thể chất hoặc tình dục,…
  • Có những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự tin. Như bị bắt nạt thời gian dài, áp lực vấn đề học tập, tự ti về cơ thể,…

Tổng kết

Trên là tổng hợp những thông tin quan trọng về căn bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì mà phụ huynh cần nên hiểu rõ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó hãy luôn để ý, quan tâm đến con em của mình nhiều hơn. Nhận biết sớm thông qua các dấu hiệu, giúp con vượt qua mọi trở ngại tâm lý. Người lớn đã từng là trẻ con, nhưng trẻ con chưa bao giờ làm người lớn. Do đó, hãy luôn kiên nhẫn và thấu hiểu với con của mình, bạn nhé. Nếu thấy bài viết thú vị, cùng chia sẻ bài viết của Braintalent đến với mọi người. Đừng quên trung tâm vẫn mở các lớp học toán tư duy cho trẻ hàng ngày. Truy cập website để biết thêm chi tiết!