Áp Lực Học Tập Từ Cha Mẹ Mang Lại Những Hệ Luỵ Khó Lường Nào?

Hậu quả của áp lực học tập từ cha mẹ và gia đình lên con trẻ trong thời gian gần đây; phải nói là đáng báo động. Mặc cho một số em đã bắt đầu có nhận thức trong việc tìm cách giảm áp lực về học tập như tâm sự, giải bày cùng bạn bè, anh chị,….Thế nhưng nguyên nhân chính dẫn đến chứng lo âu, trầm cảm; và nhiều vấn đề tinh thần khác của lứa tuổi thanh thiếu niên vẫn không hề có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo các kết quả thống kê cho thấy; có đến 80% trẻ ngủ không ngon giấc; thường xuyên mệt mỏi, phải dùng thuốc hỗ trợ để trấn an tinh thần. Trầm trọng hơn, số vụ tự tử của học sinh liên quan đến các vấn đề “thi đua thành tích”, “điểm số là thước đo” liên tục gia tăng bất chấp những cảnh báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Thực trạng áp lực của học sinh thời 4.0 về gia đình học tập và từ cha mẹ

Xã hội ngày càng phát triển buộc con người phải không ngừng học hỏi; không ngừng theo đuổi cái mới để tiến lên phía trước. Cha mẹ luôn muốn con lớn lên phải thật hoàn hảo; phải được như cái mác của “con ông này bà nọ” nên luôn thúc ép con học bằng cách đăng ký nhiều khóa học; đặt ra quy tắc chứ không bao giờ hài lòng với điểm số của con. Vì vậy, chúng ta càng dễ thấy thực trạng lực học tập từ cha mẹ ngày càng đè lên vai các bạn nhỏ ngày một nặng nề.

Cấp học càng cao, áp lực học hành để chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển sinh, thi đại học, tốt nghiệp càng lớn
Cấp học càng cao, áp lực học hành để chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển sinh, thi đại học, tốt nghiệp càng lớn

Trẻ em ngày nay học nhiều hơn ngày xưa rất nhiều. Từ mẫu giáo, các em đã phải bắt đầu học tiếng Anh và học thanh nhạc. Khi đến trường thì đầu xù tóc rối, các em phải học chính rồi lại học thêm; thậm chí vào cuối tuần là học phụ đạo, học bồi dưỡng….Chứ chẳng có thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi. Cấp học càng cao, áp lực học hành để chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển sinh, thi đại học, tốt nghiệp càng lớn. Kỳ vọng của cha mẹ vào con cái ngày càng cao; khiến nhiều trẻ sợ học, sợ thi và sợ cả đến trường.

Hậu quả của áp lực học tập mà các em phải “gánh vác” – Những “quả bom” nổ chậm

Các bậc cha mẹ thường cho rằng mình đúng và dạy con theo nguyên tắc; Áp lực mới tạo nên kim cương. Thực ra, mục đích muốn con học giỏi của cha mẹ luôn là mong tương lai các con có một tương lai tốt đẹp hơn; một cuộc sống đỡ vất vả lo toan hơn. Nhưng không phải bậc cha mẹ nào cũng có thể thực sự hiểu con mình muốn gì; không chịu lắng nghe tiếng lòng của con mình. Và họ đâu biết rằng, căng thẳng trong học tập có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cả về tâm lý và thể chất cho học sinh. Nó thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng; đặc biệt là đối với trẻ em không có tâm lý vững.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Mua Sách Cho Bé Không Phải Ba Mẹ Nào Cũng Rõ

Hậu quả của áp lực học tập từ cha mẹ – Ảnh hưởng đến sức khỏe các em trong giai đoạn trưởng thành

Cơ thể cần ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày, trong đó nên bắt đầu từ 10h tối; để cơ thể có thời gian phục hồi sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi. Nếu không ngủ đủ giấc thì ngày hôm sau các cơ quan này sẽ trở nên thiếu sức sống; không có cơ hội hoạt động bình thường. Ví dụ, từ 9 giờ đến 11 giờ là thời gian để gan có thể thải độc tố. Không ngủ vào thời gian này sẽ khiến da sạm đen; người tích tụ nhiều độc tố.

Việc các em không ngủ đúng giờ hoặc giấc ngủ không ngon; không chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch, giảm sức khỏe hay thường xuyên ốm vặt mà còn ảnh hưởng đến trí nhớ
Việc các em không ngủ đúng giờ hoặc giấc ngủ không ngon; không chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch, giảm sức khỏe hay thường xuyên ốm vặt mà còn ảnh hưởng đến trí nhớ

Việc các em không ngủ đúng giờ hoặc giấc ngủ không ngon; không chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch, giảm sức khỏe hay thường xuyên ốm vặt mà còn ảnh hưởng đến trí nhớ. Trẻ có xu hướng học tập và tiếp thu bài chậm hơn, thường trong tình trạng bị phân tâm. Cơ thể trở nên thiếu sức sống, chậm chạp; kém nhanh nhạy khi tham gia các hoạt động thể chất nếu không ngủ đủ giấc trong thời gian dài.

Ảnh hưởng đến các mối quan hệ gia đình

Có thể thấy, ở nhiều gia đình cha mẹ ép con học nhiều; nên thường khó tìm được tiếng nói giữa các thành viên trong gia đình. Thay vì khuyên các con nên quan tâm đến sức khoẻ; thì quý bậc phụ huynh lại quá chú trọng vào điểm số; chỉ nhìn chằm chằm ở bản thành tích. Vì bố mẹ luôn chê bai con cái, cho rằng con kém cỏi, không chấp nhận việc con ra sức so sánh với con mình. Trong khi đó, các em lại luôn cảm thấy sai lầm; cho rằng mẹ không thương mình, mỗi khi về nhà lại cảm thấy lo lắng, mệt mỏi.

Những mâu thuẫn này chỉ nảy sinh trong những câu hỏi về học tập và điểm số; điều này luôn khiến không khí gia đình trở nên tồi ngột ngạt tồi tệ hơn. Đặc biệt là ở trẻ nhỏ, chúng thường chống đối cha mẹ, chạy theo sở thích của mình và không chịu học hành. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng bị thu hẹp; và trở thành vết thương trong tâm hồn trẻ khó chữa lành.

Áp lực học tập từ cha mẹ vượt quá mức cần thiết có thể “làm hỏng” tuổi thơ của con trẻ

Trước đây, chúng ta thường thấy thời gian học tập của con trẻ khá vừa phải, cân đối. Nên thời gian rảnh các em hay dành thời gian chơi với bạn bè; chơi trò chơi điện tử hoặc tham gia vào các câu lạc bộ thể dục thể thao mà bản thân yêu thích. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ và áp lực học tập của cha mẹ; đồng nghĩa với việc trẻ em ngồi cả ngày trên lớp, trường học, trung tâm dạy thêm và ngay cả trong chính ngôi nhà của mình.

Sự phát triển của công nghệ và áp lực học tập từ cha mẹ khiến suốt ngày con chỉ quanh quẩn quanh bàn học, quanh trường, quanh các lớp học thêm mà không còn được biết tuổi thơ hồn nhiên là như thế nào.
Sự phát triển của công nghệ và áp lực học tập từ cha mẹ khiến suốt ngày con chỉ quanh quẩn quanh bàn học, quanh trường, quanh các lớp học thêm mà không còn được biết tuổi thơ hồn nhiên là như thế nào.

Điều này dẫn đến việc ba mẹ đang góp phần vào việc khiến con trẻ bỏ lỡ những trải nghiệm tuổi thơ quý giá. Đặc biệt trẻ em ở thành thị sẽ có ít cơ hội để tham gia vào các trò chơi dân gian cùng bạn bè; dần dần khi lớn lên ký ức về một tuổi thơ tươi đẹp sẽ chẳng còn gì để nhớ.

Hậu của việc áp lực từ học tập, cha mẹ và gia đình: Nổi loạn, bồng bột, bốc đồng

Mỗi đứa trẻ đều có những tính cách khác nhau. Khi bị cha mẹ ép phải học để đạt điểm cao; một số trẻ cố gắng học hành chăm chỉ để cha mẹ vui lòng; nhưng một số trẻ lại có suy nghĩ hành động ngược lại. Bởi khi cha mẹ không ghi nhận sự cố gắng của bản thân, trẻ sẽ cảm thấy thất vọng; cảm thấy mình thất bại, chán học.

Ngoài ra, một số cha mẹ còn sử dụng bạo lực hoặc hình phạt để trừng phạt con cái của họ; nhưng thay vì sợ sệt, trẻ có xu hướng bất chấp và bốc đồng hơn. Thực tế cho thấy, nhiều em rơi vào con đường bạo lực, dùng ma túy, chất kích thích, rượu bia hay nhiều thú vui loạn lạc khác vì áp lực học hành. Vì việc tiếp xúc với các tệ nạn này; khiến các em có suy nghĩ lệch lạc rằng; những hành động này có thể giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, lo lắng của bản thân và khiến trẻ vui vẻ, thoải mái hơn; bớt suy nghĩ về căng thẳng trong học tập. Khi gia đình phát hiện thì đã quá muộn, khiến nhiều em không có đường để quay về.

Nhiều đứa trẻ nuôi dưỡng tư tưởng hận thù, muốn trả thù cha mẹ vì cảm thấy chán nản, mệt mỏi, áp lực chồng áp lực. Và thực tế xã hội đã có nhiều câu chuyện đáng buồn đã xảy ra; buộc mỗi gia đình phải có biện pháp khắc phục ngay để tránh hậu quả khôn lường.

Căng thẳng học đường làm tăng nguy cơ rối loạn các vấn đề tâm lý

Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất mà cha mẹ phải nghĩ tới. Áp lực học hành, thiếu ngủ khiến bé lo lắng; đầu óc lúc nào cũng “như dây cót” vì ngủ không ngon giấc. Những lo lắng này nếu không được điều trị nhanh chóng có thể dẫn đến trầm cảm hoặc rối loạn lo âu hoặc nhiều rối loạn tâm thần khác.

Xem thêm: Cách Làm Cho Trẻ Hứng Thú Với Việc Học

Tạm kết

Dưới đây là những tác động tiêu cực do căng thẳng học đường gây ra từ phía phụ huynh và gia đình. Ngoài ra, để dạy con học tốt và giảm bớt gánh nặng; cha mẹ nên cho con tham gia các lớp học toán tư duy có phân bổ thời gian lịch học phù hợp với từng bạn nhỏ ở những cơ sở uy tín; thay vì học nhồi nhét, chạy đua.

Và BrainTalent tự hào là một trong những trung tâm đào tạo toán tư duy uy tín hàng đầu tại TP.HCM. Các bài học của chúng tôi được điều chỉnh phù hợp với từng trẻ cùng một môi trường học tập năng động hứa hẹn sẽ giúp các em đam mê yêu thích môn toán nhiều hơn. Liên hệ BrainTalent để biết thêm thông tin chi tiết về các khóa học Braintalent ngay nhé.