Trò Chơi Dân Gian Với Toán Học Lớp 1,2,3,4,5 Bổ Ích
Các trò chơi dân gian gắn với ký ức tuổi thơ của rất nhiều thế hệ, mang lại tiếng cười và ký ức đáng nhớ. Điều đặc biệt là các trò chơi dân gian không chỉ giúp giải trí, mà còn gắn với tư duy logic, với toán học cho các em nhỏ tiểu học khối lớp 1,2,3,4,5. Với trẻ em trong xã hội hiện đại, thì được trải nghiệm các trò chơi tuổi thơ này là một điều khá mới lạ và thú vị. Braintalent giới thiệu tới các bậc phụ huynh, các em học sinh một số trò chơi dân gian áp dụng được toán tư duy rất bổ ích.
Trò chơi dân gian với toán lớp 1
Các em học sinh lớp 1 khi mới bước chân vào ghế nhà trường, các trò chơi dân gian này sẽ giúp các em làm quen và hào hứng hơn với toán học.
Hát dân gian
Các bài hát đếm số vô cùng đơn giản và dễ thuộc, giúp các em nhỏ làm quen với con số. Những giai điệu tuổi thơ, những bài hát vui nhộn dần dần sẽ trở nên thân quen trong tiềm thức. Sau đây là một vài bài hát mà Braintalent sưu tầm gửi tới các bạn
Một con vịt
Năm ngón tay ngoan
Cả nhà thương nhau
Hai bàn tay của em
Các em có thể hát đồng ca, hát nhóm hoặc hát cá nhân. Trò chơi dân gian với toán học lớp 1 này không chỉ giúp các bạn học sinh nắm được dãy số 1,2,3,4,5… mà còn giúp rèn luyện sự tự tin, khả năng văn nghê.
Nu na nu nống
Trò chơi này có thích hợp chơi với nhóm từ 3-7 bạn nhỏ. Các thức chơi rất đơn giản, các bạn ngồi thành hàng và duỗi thẳng chân cạnh nhau. Các em vừa hát bài đồng dao vừa nhịp tay lần lượt vào chân.
Các bé sẽ nhịp theo thứ tự từng bé đến chân cuối cùng rồi quay ngược lại cho đến khi hết từ “trống” và chân đó sẽ co lên. Bài đồng dao được lặp lại đến bạn nào cuối cùng mới là người thua cuộc.
Các trò chơi phù hợp với toán lớp 2
Oẳn tù tì
Trò chơi này không còn xa lạ với mọi người. Các em sẽ dùng ngón tay để thể hiện các vật dụng quen thuộc là
Cái búa: nắm các ngón tay lại.
Cái kéo: xòe ngón trỏ và ngón giữa, 3 ngón khác nắm lại.
Cái bao: xòe cả 5 ngón tay ra.
Búa sẽ thắng kéo, kéo lại thắng bao và bao sẽ thắng búa. Khi chơi, các em sẽ đồng thanh đọc oẳn tù xì ra cái gì ra cái này rồi đưa ra đáp án của mình cùng lúc.
Trốn tìm
Khi chơi trốn tìm người bịt mắt hát bài đồng dao “Năm, mười, mười lăm, hai mươi,…” để những người còn lại đi trốn. Bài hát này chính là dãy số cách 5 mà các em có thể làm quen. Khi bài hát được đếm tới 100, thì người bịt mắt sẽ đi tìm, ai là người bị tìm thấy sẽ trở thành người đếm tiếp theo.
Trò chơi này đã gắn với tuổi thơ của bao thế hệ phụ huynh, bây giờ hãy để cho các con của mình được trải nghiệm và tận hưởng niềm vui tuổi thơ ấy nha.
Trò chơi dân gian với toán lớp 3
Ô ăn quan
Trò ô ăn quan thích lớp cho các em phát triển tư duy tính toán nhanh. Đây là trò chơi dân gian quen thuộc và phổ biến nhất. Trò chơi này chủ yếu dành cho 2 người chơi.
Trò chơi này sẽ có một bàn chơi hình chữ nhật chia thành 10 ô vuông và hai hình bán nguyệt ở hai đầu. Các ô hình bán nguyệt là ô vua (có 2 vua) và các ô vuông là ô dân (mỗi ô 5 dân). Khi chơi các em sẽ tính toán theo luật chơi để ăn về được nhiều quân hơn và thắng cuộc.
Chuyền thẻ
Trò chơi dân gian với toán học lớp 4,5 này dạy trẻ làm toán cộng hay trừ.Chơi theo nhóm trẻ từ 5 -10 người, lần lượt từng bàn từ 1 đến 10.
Khi chơi, người chơi sẽ rải các que xuống đất cùng lúc đó tung quả bóng hoặc quả nảy lên không trung rồi nhặt que vào tay mới bắt bóng lại. Lần lượt từng bàn sẽ nhặt 1 que, 2 que đến bàn cuối là nhặt cả 10 que cùng lúc. Khi chưa kịp nhặt que lên hay nhặt sai số que quy định của bàn thì các em sẽ nhường lại lượt chơi cho bàn tiếp theo.
Trò chơi này đòi hỏi tính khéo léo và nhanh nhạy nên không phải là trò chơi dân gian với toán lớp 1 mà phù hợp với các anh chị lớn lớp 3,4 hơn.
Trò chơi áp dụng cho toán lớp 4,5
Kéo co
Kéo co là trò chơi đội nhóm rất tốt để rèn luyện thể chất. Bên cạnh đó, trò chơi dân gian này giúp các em có hình dung hơn về các hình học trong cuộc sống thực tế. Với trò kéo co, các em sẽ có 2 đội chia đều số người và nắm vào 2 đầu của sợi dây. Điểm chính giữa của sợi dây sẽ được đánh dấu lại. Đội nào kéo mạnh hơn khiến điểm đó vượt qua vạch sẽ là đội thắng cuộc. Đó là hình ảnh về một đường thẳng, đoạn thẳng, điểm chính giữa trên đường thẳng đó
Mèo đuổi chuột
Tương tự như vậy, với trò chơi dân gian Mèo đuổi chuột, các em nắm tay nhau xếp thành vòng tròn. Hai bạn sẽ đóng vai mèo và chuột đuổi nhau qua các khoảng trống ở vòng tròn, khi bạn mèo bắt được bạn chuột sẽ thắng cuộc. Tư duy về hình tròn, điểm nằm bên trong/ bên ngoài đường tròn.
Lời kết
Những trò chơi dân gian không những giúp trẻ rèn luyện thể chất mà còn giúp trẻ phát huy khả năng phản xạ, phản đoán và cả tư duy logic… Tuy nhiên, trẻ em ngày nay ngày càng ít được tiếp xúc với các trò chơi dân gian và những trò chơi ấy ngày càng mai một.
Nhận thấy được lợi ích của việc áp dụng các trò chơi dân gian với toán học, Braintalent đã linh hoạt thiết kế các khóa học để các bạn học sinh có thể tham gia và trải nghiệm.
Ở Braintalent có khóa học phù hợp cho từng lứa tuổi. Các em được quan tâm đảm bảo phát triển tư duy toàn diện, không bị gò bó về kiến thức lý thuyết mà tập trung vào phát triển trí tuệ cho các em. Chúng tôi với sứ mệnh nuôi dưỡng khả năng tiềm ẩn của mỗi bé, cam kết sẽ mang lại sự hài lòng cho các bậc phụ huynh. Các con vui học! Phụ huynh yên tâm!
Liên hệ ngay để được Braintalent tư vấn!