Đau Mắt Đỏ Có Lây Không Và Cách Phòng Ngừa Lây Nhiễm Ở Trẻ

Thực trạng bệnh đau mắt đỏ ngày càng lây lan nhanh ở các trường học. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về việc đau mắt đỏ có lây không? Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Nếu các bậc phụ huynh đang quan tâm về chủ đề trên đừng bỏ lỡ nội dung bài viết về đau mắt đỏ có bị lây không từ Braintalent nhé!

Tầm quan trọng của việc hiểu về cách lây nhiễm của bệnh

Đau mắt đỏ có lây không? Làm thế nào để phòng tránh hiệu quả hơn? Đau mắt đỏ là một căn bệnh lây nhiễm phổ biến, vì vậy hiểu rõ về cách lây nhiễm là quan trọng để chúng ta có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả và giữ gìn sức khỏe của mình cũng như ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong cộng đồng. Đồng thời có thể phòng ngừa và bảo vệ sức khoẻ cho các bé.

Tham khảo thêm: Đau Mắt Đỏ Kiêng Ăn Gì? – Những Loại Thực Phẩm Cần Tránh

Vì sao nên tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ?
Vì sao nên tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ?

Giải đáp đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Đau mắt đỏ có bị lây không và lây qua đường nào? Đau mắt đỏ ( Còn có tên gọi khác là viêm kết mạc), là một bệnh về mắt không quá nguy hiểm nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa. Tuy nhiên, bệnh này rất dễ lây nhiễm và có thể lây truyền trong gia đình một cách dễ dàng.

  • Đau mắt đỏ có khả năng lây qua tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh thông qua đường hô hấp, tiếp xúc với nước mắt, nước bọt và cả việc bắt tay.
  • Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc gián tiếp thông qua việc chạm, cầm, nắm vào các vật dụng bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Chẳng hạn như tay nắm cửa, đồ chơi, nút bấm cầu thang và các vật dụng khác.
  • Việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân và đồ dùng như khăn mặt, ly/cốc nước uống, gối cũng là nguyên nhân lây nhiễm đau mắt đỏ. Hơn nữa, việc sử dụng nước từ các nguồn công cộng bị nhiễm mầm bệnh, như ao, hồ, bể bơi, cũng có thể gây lây nhiễm.
  • Thói quen sờ mắt, chạm vào mũi hoặc ngậm vào miệng cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm đau mắt đỏ.
  • Cần lưu ý rằng các nơi công cộng như bệnh viện, trường học, văn phòng làm việc và khu vực có mật độ người đông như bến xe, xe buýt, chợ có nguy cơ cao về lây lan bệnh đau mắt đỏ do virus.

Đau mắt đỏ có bị lây không? Nhìn vào mắt người bệnh có bị lây hay không?

Việc nhìn vào mắt của người bị đau mắt đỏ không gây lây nhiễm. Tuy hiện tình trạng đau mắt đỏ đang gia tăng ở một số địa phương, nhiều bậc phụ huynh lo lắng và có quan niệm rằng việc nhìn vào mắt người bệnh sẽ gây lây nhiễm. Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Thực tế là nhiều người có cảm giác như vậy vì nghĩ rằng họ đã tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh.

Trong trường hợp đau mắt đỏ do virus, bệnh có thể lây qua nhiều đường truyền, nhưng đường lây nhiễm nguy hiểm và nhanh nhất là qua hệ thống hô hấp. Người bị đau mắt đỏ có thể có các triệu chứng kèm theo như viêm họng, sốt, đau họng và nổi hạch.

Người đau mắt đỏ có thể lây bệnh cho người khác ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng, việc lây bệnh diễn ra trong thời kỳ ủ bệnh. Ngay cả khi bệnh nhân đã hồi phục, vẫn có thể lây nhiễm cho người khác trong vòng một tuần. Nên việc đeo kính không loại trừ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm, mặc dù nó có thể giảm thiểu khả năng lây bệnh. Nếu người đeo kính vẫn dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt, thì nguy cơ lây bệnh vẫn rất cao.

Đau mắt đỏ có lây không? – Các phương pháp hạn chế lây lan 

Để tránh bị đau mắt đỏ, cần tuân thủ các biện pháp sau đây:

  • Tránh đưa tay bẩn lên mắt và luôn giữ tay sạch.
  • Khi ra đường, nên đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tác động của ánh sáng mạnh và bụi bẩn.
  • Sau một ngày làm việc tiếp xúc với bụi mắt hoặc sau khi làm vệ sinh gia đình hay cơ quan. Bạn cũng cần rửa mặt sạch và nhỏ vào mắt vài giọt nước mắt natri clorid 0,9%. Tiếp đến, rửa mặt bằng khăn sạch và nước sạch. Đồng thời, nên thường xuyên giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi khô dưới ánh nắng.
Các phương pháp phòng tránh bệnh
Các phương pháp phòng tránh bệnh

Những lưu ý khi mắc bệnh 

  • Đeo khẩu trang khi có triệu chứng hoặc hắt hơi. Vệ sinh bàn ghế và không gian sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn bề mặt.
  • Tránh tiếp xúc ở nơi đông người và hạn chế chạm tay vào mắt, mũi và miệng. Nếu mắt chảy nhiều nước mắt hoặc có nhiều mủ mắt, hãy sử dụng khăn giấy hoặc bông gạc y tế (sử dụng một lần) để vệ sinh mắt, sau đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy để tránh lây nhiễm cho gia đình và người xung quanh. Sau khi vệ sinh mắt, hãy rửa sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Không sử dụng kính áp tròng khi đang mắc viêm kết mạc.
  • Khi bị đau mắt đỏ, cần chăm sóc mắt để nhanh khỏi bệnh và tránh lây lan cho người khác.
  • Người bệnh cần có ý thức giữ vệ sinh cá nhân tốt, sử dụng riêng khăn mặt và vật dụng cá nhân.
  • Không nên đi học hoặc đi làm khi bị đau mắt đỏ để tránh lây nhiễm cho người khác. Trong gia đình, nếu có người bị đau mắt đỏ, cần cách ly người đó trong một phòng và sử dụng riêng các vật dụng để hạn chế lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình.

Ngoài ra, người bị đau mắt đỏ nên đi khám bác sĩ để được chỉ định điều trị. Khi về nhà, cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để hồi phục nhanh chóng. Tuyệt đối không tái sử dụng thuốc cũ hoặc dùng chung thuốc với người khác.

Lời kết đau mắt đỏ có lây không

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào và đồng thời giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh về việc: “Đau mắt đỏ có lây không?”. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích nhiều đến việc phòng tránh của gia đình bạn.

Cuối cùng, Braintalent xin chúc các bậc phụ huynh và các bé luôn duy trì sức khỏe mắt tốt nhất. Nếu bạn có nhu cầu muốn tìm kiếm thêm kiến thức về bệnh đau mắt đỏ, các kiến thức giáo dục về toán học đừng ngần ngại truy cập website chúng tôi. Braintalent sẵn sàng hỗ trợ bạn trong hành trình học tập và cải thiện sức khỏe.