Làm Gì Để Phát Triển Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ Mầm Non?
Thực trạng kỹ năng giao tiếp của trẻ mầm non là đáng báo động. Vì đây là kỹ năng khá đơn giản nên nhiều ba mẹ thường xuyên bỏ qua. Chính vì vậy, nhiều trẻ không được đầu tư phát triển các kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Và kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non bị thiếu sót. Nhiều ba mẹ hay thầy cô cũng không có kỹ năng giao tiếp với trẻ em đúng đắn. Chính vì vậy, còn không nhận được sự phát triển toàn diện. Vậy kỹ năng giao tiếp cho trẻ là gì? Cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!
Các cách phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Tạo dựng một môi trường giao tiếp dành cho trẻ
Bé con khi còn nhỏ, tức là đang trong một quá trình học hỏi và tiếp thu những kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non cần thiết. Chính vì vậy, con cần một môi trường tốt để rèn luyện. Thầy cô và phụ huynh cần phải tạo dựng ra được một môi trường giao tiếp có sự lành mạnh; thân thiện và năng động dành cho các bé.
Ba mẹ và thầy cô nên thường xuyên khuyến khích con tham gia vào những hoạt động tương tác giữa thầy cô và con; giữa cha mẹ và trẻ cũng như giữa con với bạn bè xung quanh. Có thể giao tiếp trong các hoạt động giao lưu nhóm; hoạt động đóng kịch; văn nghệ.
Ba mẹ cũng nên dành thời gian để giao tiếp hàng ngày với bé; nên cho bé tiếp xúc với nhiều người tốt khác nhau, nên dạy bé về mọi thứ trong thế giới xung quanh; đưa bé đến siêu thị; đến các trung tâm mua sắm; đến sở thú, công viên hay những nơi bờ sông, …
Hãy thường xuyên lắng nghe con trẻ để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Nhu cầu được lắng nghe và trò chuyện ở trẻ mầm non là cực kỳ lớn. Con sẽ rất thích thú với hàng loạt các câu chuyện khác nhau về bạn bè; về đồ chơi; về bất kỳ những những sự vật, hiện tượng xung quanh. Chính vì vậy, thầy cô và ba mẹ nên dành nhiều thời gian để chia sẻ và lắng nghe con. Bên cạnh đó, cần chia sẻ thêm cho con về những thông tin cần thiết trong cuộc sống. Và việc này sẽ giúp ích rất nhiều để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non.
Ba mẹ và thầy cô có thể bắt đầu bằng việc đặt cho con những câu hỏi về trường lớp; về gia đình như: “Ở nhà các con thường thích ăn món gì? “Hôm nay các con đi học học có vui không?” “Hôm nay bạn bè ở lớp như thế nào?” “Hôm nay con học được những bài học gì ở trường?”. Và nên khuyến khích con trả lời. Việc này sẽ giúp con phát triển được kỹ năng giao tiếp của mình.
Cho con thực hành kỹ năng giao tiếp thường xuyên
Càng có cơ hội được thực hành nhiều, kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non sẽ càng được phát triển và được hoàn thiện hơn mỗi ngày. Chính vì vậy, thầy cô và ba mẹ cần phải tạo được thật nhiều cơ hội; thật nhiều điều kiện để trẻ có thể được thực hành việc giao tiếp mỗi ngày.
Trong quá trình học tập, ba mẹ nên khuyến khích con trao đổi, nhận xét và đưa ra quan điểm với bạn bè và thầy cô về những ý kiến của mình. Ba mẹ cũng nên khuyến khích con nỗ lực học tập và rèn luyện về kỹ năng giao tiếp thông qua những hoạt động như hát, múa, diễn kịch, đóng vai. Thầy cô và ba mẹ cũng có thể đọc sách cùng con; sau đó nhận xét về quyển sách đó; hoặc có thể đưa ra cho con những câu hỏi xoay quanh nội dung của sách và để con có thể trả lời.
Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua ngôn ngữ cơ thể
Giao tiếp giữa người với người không chỉ là nói; mà đó còn là việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Để diễn đạt, các con có thể sử dụng cảm xúc; sử dụng ánh mắt hay nụ cười của mình; hoặc sử dụng các hoạt động tay chân để có thể truyền tải được những thông điệp mà mình muốn khi giao tiếp với người khác.
Lúc này, thầy cô và ba mẹ chính là một tấm gương phản chiếu; là một hình mẫu để các con có thể sử dụng và bắt chước theo. Ba mẹ và thầy cô nên thường xuyên niềm nở và tươi cười khi nói chuyện cùng với con và với những người xung quanh. Ba mẹ và thầy cô nên nhìn thẳng vào mắt người đối diện khi giao tiếp (giao tiếp bằng ánh mắt); nên hướng người về phía trước khi nói và khi giao tiếp; nên có các biểu hiện thể hiện được sự lắng nghe, ví dụ như gật đầu, mỉm cười đồng tình.
Lời kết
Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp ba mẹ hiểu được cách phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Ngoài việc phát triển kỹ năng giao tiếp; các kỹ năng xung quanh như kỹ năng tư duy, kỹ năng ghi nhớ,… đều là những kỹ năng cần thiết để đầu tư và phát triển cho con.
Và nếu như ba mẹ đang tìm kiếm một trong những trung tâm giảng dạy toán trí tuệ giúp phát triển và kích thích tư duy hai bán cầu não uy tín và chất lượng bậc nhất Thành phố Hồ Chí Minh; thì Braintalent chính là một đơn vị hàng đầu.
Tại đây, con có thể được phát triển và học tập để phát triển tư duy cùng kỹ năng giao tiếp của mình trong một môi trường lành mạnh và khoa học bậc nhất.
Liên hệ ngày hôm nay để được tư vấn sớm nhất bạn nhé!